Một số nguyên nhân làm cho thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính tiền tệ tại trung quốc (Trang 25 - 26)

**Sự hoạt động kém hiệu quả của thị trường vốn:

Việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và các công cụ nợ dài hạn của các quốc gia có thị trường tiền tệ phát triển phải đáp ứng trên 60% nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế. VN với tốc độ tăng trưởng GDP liên tục nhiều năm đạt mức trên 7% đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn, trong khi đó huy động thông qua thị trường chứng khoán hầu như không đáng kể. Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nói riêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần có tư tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên. Gánh nặng về vốn đầu tư đổ dồn lên vai các NH với tư cách là các trung gian tài chính, đi vay để cho vay. Sự thiếu quan tâm tới các “sản phẩm” trên TTTT vì cho rằng không hiệu quả bằng đầu tư vào thị trường tín dụng của các NH là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động trầm lắng của thị trường tiền tệ.

**Sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động của thị trường tiền tệ:

Sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện ở chỗ các công cụ của thị trường không theo những quy chuẩn của thị trường. Những tín phiếu, trái phiếu vô danh chiếm một tỷ trọng rất nhỏ vì thế gây ra sự bất tiện khi giao dịch trên thị trường. Tín phiếu kho bạc là một ví dụ điển hình. Sự thiếu tính chuyên nghiệp của thị trường tiền tệ VN còn thể hiện ở chỗ thiếu những nhà tạo lập thị trường, những tổ chức trung gian trên thị trường như các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, các công ty môi giới, những công ty xếp hạng tín dụng.

**Các văn bản pháp lý của thị trường tiền tệ chưa đồng bộ:

Các nội dung cơ bản của thị trường tiền tệ đều đã được luật pháp hoá, cụ thể là ở các mức độ khác nhau như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quy chế, Thông tư... Tuy nhiên, các

quy định này còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Tín phiếu kho bạc là một công cụ tài chính rất được ưa chuộng giao dịch trên TTTT nhưng hiện nay việc phát hành tín phiếu kho bạc chủ yếu với mục đích bù đắp thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước mà chưa chú trọng đến vai trò thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển của nó, cho nên tới thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính chỉ phát hành một loại kỳ hạn 364 ngày là chủ yếu

**Xuất phát điểm thấp của nền kinh tế và công tác thông tin tuyên truyền cho các sản phẩm của TTTT chưa đáp ứng được yêu cầu:

Đi lên từ một nền sản xuất Chủ nghĩa xã hội, lại trải qua một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cho nên cơ sở hạ tầng cũng như nhận thức của công chúng về nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính - thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính tiền tệ tại trung quốc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)