CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG CỤ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Từ thực trạng và những nguyên nhân cơ bản đã được chỉ ra ở chương II, em có đề xuất một số giải pháp góp phần củng cố thêm những điểm mạnh, đồng thời giải quyết những hạn chế còn đang tồn tại trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong

Thứ nhất, thắt chặt công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường; thực thi nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về môi trường; tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc kiểm soát ô nhiễm.

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay thế thiết bị công nghệ kiểm soát ô nhiễm bằng cách thực hiện chế độ ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ được hưởng mức phí thấp hơn so với các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ xử lý.

Thứ tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Thứ năm, thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng.

Thứ sáu, tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và tinh thần tự nguyện của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

Thứ bảy, thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một môi trường toàn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.

Ngoài ra, về mặt dài hạn thì chúng ta cần phải nghiên cứu, phải thay đổi dần cấu trúc kinh tế của nền kinh tế Việt Nam theo hướng xanh hơn, thân thiện với môi trường tốt hơn.

KẾT LUẬN

Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Đồng thời do đặc tính linh hoạt của bản thân công cụ vận hành trên cơ sở sử dụng sức mạnh của thị trường với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả và người có công giúp môi trường phải được trợ giúp. Công cụ kinh tế không chỉ có khả năng khắc phục những hạn chế của các công cụ khác, mà còn cho phép nâng cao hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường; khuyến khích sự tự giác của các tổ chức, cá nhân; làm thay đổi những thói quen, hành vi không phù hợp với yêu cầu bảo vệ và quản lý môi trường.

Bài nghiên cứu đã trình bày những vấn đề chung về các công cụ kinh tế, thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam, từ đó rút ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường ở nước ta hiện nay. Qua đó có cái nhìn rõ hơn về các công cụ kinh tế và tình hình sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Việt Nam thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường, Cục Môi trường (2001). Tài liệu

giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam.

2. Bài tham luận hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4 (2015). Đánh giá

thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

3. Lê Thạc Cán và cộng sự (1995). Kinh tế môi trường. Giáo trình đại học mở Hà Nội.

4. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình Kinh tế và quản lý

môi trường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Thống kê, Hà Nội.

5. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2005). Áp dụng các công cụ kinh tế trong

quản lý môi trường. Báo cáo tại Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005.

6. Phạm Ngọc Đăng (2008). Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. NXB Xây dựng Hà Nội.

7. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001). Quản lý môi trường cho sự

phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trần Thanh Lâm (2006). Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế. NXB Lao động

9. Lê Thùy Linh, Khía cạnh pháp lý của các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp

10.TS. Nguyễn Đức Lợi, TS. Phạm Văn Nhật (đồng chủ biên) (2013). Kinh

tế môi trường. Giáo trình Học viện Tài Chính.

11.Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XI đã thông qua tại Kì họp thứ 8 năm 2005; Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020.

12.Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

13.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016).

NXB chính trị Quốc gia. Hà Nội.

14.Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 – 2020) và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025) Các trang web 15.https://monre.gov.vn/ 16.http://www.vea.gov.vn/ 17.https://kinhtetrunguong.vn/ 18.https://nhandan.vn/ 19.http://baokiemtoannhanuoc.vn/ 20.https://baotainguyenmoitruong.vn/ 21.https://ec.europa.eu/environment/ecolabel/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)