Kết luận và kiến nghị:

Một phần của tài liệu Công tác phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh trường THCS mỹ lệ năm học 2021 – 2022 (Trang 29 - 33)

4.1. Kết luận

Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo - những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực đạo đức…đã được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh, kho tàng tri thức văn hóa đã từ bao thế hệ đúc kết lại. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng.

Công tác phối hợp giữa nhà trường cà Ban Đại diện Hội Cha mẹ học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường tạo môi trường giáo dục tốt, lành mạnh nhằm giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với Phòng giáo dục

Tổ chức các hội thảo về công tác tổ chức phối hợp với cha mẹ học sinh cho Ban giám hiệu và Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh nhà trường để cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn và đạt hiệu cao hơn quả trong thời gian tới.

Triển khai và hướng dẫn cho các trường thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

4.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Có kế hoạch triển khai đồng bộ công tác tổ chức phối hợp với Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh với tất cả các trường, ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã. Mời Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh tham dự những kỳ họp Hội đồng giáo dục để cùng xây dựng kế hoạch giáo dục của địa phương nói chung và của nhà trường nói riêng.

4.2.3. Đối với phụ huynh

Thật sự quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình, không chạy theo thành tích “ảo” mà tạo ra áp lực cho con em mình. Tin tưởng vào nhà trường, vào

giáo viên. Kết hợp chặt chẽ vớigiáo viên để cùng giáo dục con em đạt kết quả tốt nhất.

Các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt nhất.

Xây dựng nếp sống văn minh, sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Tích cực tham gia, đóng góp ý kiến quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.

Các bậc phụ huynh cần sắp sếp thời gian, để tham gia đầy đủ những cuộc họp do nhà trường tổ chức. Từ đó nắm được yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp kịp thời. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt con cái…

4.2.4. Đối với Hội đồng trường:

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mỗi thành viên trong Hội đồng trường về công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng nhất là đối với cha mẹ học sinh.

Thường xuyên nắm bắt và chỉ đạo kịp thời, động viên, khuyến khích, hỗ trợ giáo viên trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh./.

Cần Đước, ngày 19 tháng 11 năm 2021

Người viết

Trần Tấn Kiệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông - Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (Cập nhật và bổ sung năm 2020).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Ban đại diện CMHS, ban hành theo Thông tư số 55/ 2011/ TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường tiểu học, ban hành theo

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Thông tư số 32/2020/ TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường".

6. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2018), Thông tư số 16 ngày 3 tháng 8 năm 2018 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quôc dân.

Một phần của tài liệu Công tác phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh trường THCS mỹ lệ năm học 2021 – 2022 (Trang 29 - 33)