2. Cadière, Document relatif à l'époque de Gia Long... p. 40
Từ những nghiên cứu trên, chúng ta thấy rõ ràng: về chất lượng, vũ khí và phương tiện kỹ thuật của quân đội Tây Sơn chưa có những cải tiến lớn lao, nhưng vì số lượng được tăng cường, vũ khí thuốc cháy các loại được sử dụng với một tỷ lệ khá lớn và ngày càng tăng, cho nên thành phần và sức mạnh hỏa lực trong quân đội Tây
183
Sơn trở thành mạnh hơn lên. Pháo binh của lục quân và pháo binh thủy quân trở thành một binh chủng quan trọng. Điều đó không thể không dẫn đến những thay đổi về phương pháp sử dụng pháo binh, và những thay đổi về hình thức, phương pháp tác chiến nói chung.
TỔ CHỨC CÁC QUÂN BINH CHỦNG
Trong hai phần trên đã nghiên cứu con người và vũ khí trong quân đội Tây Sơn. Những lực lượng lớn lao đó về người và vật chất cần được tổ chức thật khéo léo, vì nghệ thuật quân sự ảnh hưởng đến tổ chức quân đội, đồng thời nghệ thuật quân sự trong quá trình phát triển lại phụ thuộc vào tổ chức của các lực lượng vũ trang.
Những yếu tố mới xuất hiện trong người lính (tinh thần chiến đấu, tinh thần kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần chịu đựng gian khổ, v.v.), những yếu tố mới xuất hiện trong vũ khí và trang bị kỹ thuật (cải tiến chất lượng, tăng cường số lượng, v.v.) đã đặt cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng của quân đội, đặt cơ sở cho việc phát triển một cách khá cân đối các thành phần đột kích, hỏa lực và cơ động trong quân đội, mở rộng phạm vi tác chiến trên đất liền và trên biển, do đó tạo khả năng rất lớn cho chiến lược chiến dịch và chiến thuật. Nếu biến được khả năng đó thành hiện thực thì nghệ thuật quân sự sẽ có những phương tiện rất mạnh bảo đảm tiến hành chiến tranh thắng lợi. Vấn đề tổ chức quân đội một cách khoa học nổi lên hàng đầu trong những điều kiện bảo đảm sự chuyển biến đó. Tổ chức ấy là cả một quá trình tiến triển theo quá trình của chiến tranh. Kinh nghiệm của nhiều cuộc chiến đấu, chiến dịch khác nhau, trên những địa hình, chiến trường khác nhau, với những kẻ thù khác nhau đã tạo điều kiện cho Nguyễn Huệ không ngừng cải tiến, hoàn chỉnh tổ chức quân đội Tây Sơn. Cho đến trước khi mở chiến dịch tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, về tổ chức quân đội Tây Sơn đã có những thay đổi căn bản lớn, có tính chất toàn diện.
Công lao đầu tiên của Nguyễn Huệ trong lĩnh vực này, là biết phát triển một cách tương đối nhịp nhàng các binh chủng và đưa thủy quân lên hàng quân chủng. Đó là một việc làm có ý nghĩa cách mạng trong việc tổ chức quân đội của nước ta, từ thời xưa cho đến thế kỷ XVIII.
Trong tất cả các quân đội phong kiến thời đó, binh chủng chủ yếu đã thành hình rõ rệt nhất hàng mấy thế kỷ trước là bộ binh. Bộ binh là lực lượng đột kích cơ bản, dùng phương tiện bạch binh kết hợp với sức xung phong của người lính mà đột kích đối phương. Được xếp vào lực lượng đột kích ở nước ta còn có tượng binh, dùng sức nặng của voi để đè bẹp đối phương, kết hợp với cung, tên, súng phun lửa bắn phóng vào địch. Bộ binh là cơ bản vì có thể sử dụng được trong tiến công và phòng ngự; còn tượng binh thông thường chỉ dùng trong tiến công. Bộ binh được sử dụng trên mọi địa hình, còn tượng binh do sức cơ động bị hạn chế, nên tuy có sức mạnh, vẫn chỉ đóng vai trò bổ trợ cho bộ binh.
Đã có từng thời kỳ, kỵ binh trở thành binh chủng chủ yếu trong quân đội. So với bộ binh, kỵ binh không khác gì về sức đột kích (vẫn là người và bạch binh) nhưng có ưu điểm là cơ động nhanh chóng, thích hợp với chiến đấu ở dã ngoại.
Song, bộ binh, tượng binh, kỳ binh của các quân đội thời đó đều thiếu hỏa lực. Đứng trước thành lũy kiên cố, bên tiến công chỉ có thể dùng bộ binh lấy sức mạnh
184
của số đông, đặt thang trèo thành, rồi dùng bạch binh diệt địch. Pháo binh được sử dụng để chuẩn bị cho việc xung phong của bộ binh, với mức độ rất hạn chế. Bên phòng ngự cũng chỉ có một cách là dùng bộ binh giữ thành, chống lại xung phong trèo thang của đối phương, dùng pháo binh để bắn khi địch tiếp cận. Tuy vậy, trong phòng ngự, pháo binh còn phát huy đưọc tác dụng nhiều hơn bên tiến công.
Nguyễn Huệ tỏ ra quan tâm đến sự phát triển nhịp nhàng của các binh chủng trong lục quân. Quan tâm đó trước hết tập trung vào việc tăng hỏa lực và xung lực cho bộ binh, khiến bộ binh có sức đột kích mạnh, nhất là khi chiến đấu dã ngoại. Việc trang bị cho các đơn vị bộ binh những khẩu pháo dã chiến, làm cho thành phần hỏa lực của bộ binh tăng lên rất nhiều.
Sự quan tâm đó còn thể hiện ở chỗ tổ chức những đơn vị pháo binh độc lập: binh chủng hỏa lực thành hình, phát huy được tính ưu việt của nó trong phạm vi sử dụng rộng rãi.
Cũng như pháo binh, kỵ binh và tượng binh một mặt được biên chế vào trong các đơn vị bộ binh, như những thành phần của sức dột kích, một mặt khác được tổ chức thành các đơn vị độc lập.
Vì vậy bộ binh của quân đội Tây Sơn thực sự là binh chủng chủ yếu của lực quân. Nó là chủ yếu, không phải về mặt hình thức, về mặt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong quân đội như trong các quân đội Trịnh, Nguyễn mà là vì nó có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ, trong các hình thức chiến đấu khác nhau. Tính hơn hẳn của bộ binh Tây Sơn, so với quân Trịnh, quân Nguyễn là ở chỗ nó có hỏa lực mạnh; có sức cơ động khá và có sức đột kích lớn. Bộ binh quân Thanh không có tượng binh, vì thế sức đột kích kém bộ binh Tây Sơn trên một mức độ nhất định. Tổ chức bộ binh của quân đội Tây Sơn dẫn đến một phương pháp mới trong thực hành chiến đấu: tác chiến của bộ binh đã vượt phạm vi đơn thuần bộ binh mà tiến vào phạm vi tác chiến hợp đồng các binh chủng. ý nghĩa cách mạng trong tổ chức quân đội Tây Sơn thể hiện trước hết ở điều đó.
Do nhu cầu của chiến thuật, quân đội phong kiến thời đó thường bên chế theo nguyên tắc: ngũ ngũ chế: ở mỗi một cấp thường chia làm trung, tiền, hậu, tả, hữu. Tổ chức đó phản ánh cách bảo vệ thành lũy phong kiến. Quân đội Tây Sơn cũng chưa thoát ra ngoài nguyên tắc biên chế đó.
Trong quân đội Tây Sơn, hệ thống tổ chức đội, cơ là đơn vị cơ sở, lên đến cơ, rồi đến đạo. Quân số mỗi đội, cơ, đạo không thống nhất; nó thay đổi tùy theo tính chất của binh chủng, tùy theo địa điểm chiến thuật mà các đơn vị đó chiếm đóng. Thông thường mỗi đội có từ sáu mươi đến một trăm lính, mỗi cơ từ ba đến năm trăm, mỗi đạo từ một nghìn rưởi đến hai nghìn rưởi. So với quân số ở cấp tương đương của quân đội Lê, Trịnh hoặc Nguyễn, không có sự chênh lệch quan trọng. Cao hơn nữa, là cấp doanh, mỗi doanh gồm năm đạo, với quân số chừng một vạn đến một vạn rưởi. Trong các doanh, có các đạo bộ binh, pháo binh, kỵ binh và tượng binh. Doanh có thể so sánh như một tổ chức chiến thuật cao cấp, có thể đảm nhiệm một hướng của chiến dịch. Khi cần thiết, hai hoặc ba doanh sẽ được tổ chức lại thành một khối đảm nhiệm một hướng chiến dịch quan trọng.
Xem như trên, tổ chức lục quân Tây Sơn đã có sự phân công khá cao và sự hợp đồng khá chặt, khiến cho sức chiến đấu tăng lên rất nhiều. Sự phát triển tương đối
185
nhịp nhàng của các binh chủng trong lục quân Tây Sơn mà nội dung là sự phát triển khá cân đối các thành phần đột kích, hỏa lực, cơ động, sự hình thành các đơn vị binh chủng tổng hợp và binh chủng chuyên môn, sự xác định rõ ràng tính chất chiến thuật, chiến dịch, chiến lược của các đơn vị, đã đưa tổ chức lục quân đó đến trình độ cận đại, không kém các quân đội Âu châu thời đó. Nó vượt xa tổ chức của lục quân Trịnh, Nguyễn, và vượt cả lục quân Thanh.
Đồng thời Nguyễn Huệ còn quan tâm đến việc xây dựng một thủy quân mạnh, đưa thủy quân từ một binh chủng có tính chất chiến thuật lên thành một quân chủng chiến lược. Ở thời đại đó, thủy quân của nhà Trịnh và nhà Nguyễn chưa phát triển đến trình độ của quân chủng. Thủy quân chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ chiến thuật như chuyên chở bộ binh trên sông hoặc trên biển, trợ lực cho bộ binh bằng hỏa lực của thuyền chiến, hoặc làm một cánh vu hồi chiến thuật. Cho nên, về số lượng thuyền chiến, thủy quân Trịnh và Nguyễn lúc đầu có ưu thế so với thủy quân Tây Sơn, nhưng chỉ với số lượng nhiều, mà chất lượng kém, cũng không thể trở thành một quân chủng được.
Trái lại, Nguyễn Huệ đã phát hiện vai trò và khả năng to lớn của thủy quân ở nước ta, một nước ở liền mặt biển và có nhiều hệ thống sông ngòi. Những trận chiến đấu có thủy quân tham gia đã nói lên vai trò và khả năng đó.
Việc dùng thủy quân để làm các cánh vu hồi chiến dịch sâu vào hậu phương địch; việc dùng thủy quân làm đơn vị tiên phong của một chiến dịch có tính chất chiến lược; việc dùng thủy quân là chủ yếu để thực hành một chiến dịch có tính chất chiến lược, chứng tỏ Nguyễn Huệ đã nhìn thấy thật rõ vai trò và tác dụng của thủy quân. Sau ngày giải phóng Phú Xuân đến khi chết, Nguyễn Huệ đã đưa rất nhiều tâm sức, công phu, ý chí để xây dựng thủy quân thực sự trở thành một quân chủng chiến lược.
Trong thủy quân của Nguyễn Huệ, hình thành nhiều binh chủng: đội thuyền chiến tác chiến trên sông, đội thuyền chiến vừa tác chiến trên sông vừa tác chiến trên biển (biển gần); đội thuyền chiến tác chiến trên biển, đội thuyền vận tải và đội thủy binh chuyên dùng để tác chiến trên bộ. Chủ lực của thủy quân là đội thuyền chiến đi biển, gồm những tàu lớn, có hỏa lực mạnh, chở theo một cơ hoặc một đội thuỷ binh tác chiến trên bộ.
Mỗi thuyền chiến Tây Sơn, với sức trọng tải lớn, với hỏa lực mạnh, với đội thủy binh tác chiến, đã trở thành một đơn vị chiến thuật, còn các đội thuyền chiến trên biển đã trở thành những đơn vị chiến dịch. Cho nên, thủy quân Tây Sơn, cũng như lục quân, là mối khiếp sợ cho thủy quân Trịnh, Nguyễn, Xiêm.
Nguyễn Huệ đã thành công trong việc xây dựng một lục quân mạnh có nhiều binh chủng phát triển một cách khá nhịp nhàng, và cũng thành công trong việc xây dựng một thuỷ quân mạnh có nhiều binh chủng. Đưa thủy quân lên địa vị một quân chủng, đưa quân đội từ một quân chủng lên thành hai quân chủng, Nguyễn Huệ là nhà quân sự đầu tiên ở nước ta thời đó, đã thực hiện được bước nhảy dài ấy trong tổ chức quân đội.
Tổ chức bảo đảm hậu cần được Nguyễn Huệ đặc biệt chú trọng. Quân đội Tây Sơn rất cơ động, đánh xa căn cứ hành quân dài, tác chiến trên một khu vục rộng lớn, trong những thời gian dài, nếu không chú ý tổ chức bộ máy hậu cần hoàn chỉnh thì