- Máy biến áp sử dụng lõi tole Amorphous
PHẦN V VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN
I. Tổng quan về đơn vị
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, bắt đầu vận hành từ năm 1963. Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của Liên Xô và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lò phản ứng IVV-9 của Viện bắt đầu vận hành trở lại vào ngày 20 tháng 3 năm 1984.
Hình 4.16. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
Hiện nay, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.
II. An toàn hạt nhân và các biện pháp đảm bảo an toàn
*An toàn hạt nhân: An toàn hạt nhân được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) định nghĩa là "Việc đạt được các điều kiện hoạt động thích hợp, ngăn ngừa tai nạn hoặc giảm nhẹ hậu quả tai nạn, dẫn đến việc bảo vệ người lao động, công chúng và môi trường khỏi các nguy cơ bức xạ quá mức". IAEA định nghĩa an ninh hạt nhân là "Việc ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với hành vi trộm cắp, phá hoại, truy cập trái phép, chuyển giao bất hợp pháp hoặc các hành vi độc hại khác liên quan đến vật liệu hạt nhân, các chất phóng xạ khác hoặc các cơ sở liên quan của chúng".
* Các biện pháp đảm bảo an toàn hạt nhân
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy: + Xa khu dân cư và không ở đầu luồng gió.
+ Không có mạch nước ngầm chảy qua.
+ Nước thải ra từ nhà máy không được chảy qua các vùng dân cư mặc dù đã qua xử lý.
- Vùng xây dựng nhà máy:
+ Vùng bảo vệ - vệ sinh, cách vùng nhà máy điện hạt nhân từ 3 đến 5 km, không có dân.
+ Vùng quan sát, cách vùng nhà máy điện hạt nhân 20 – 30 km, có dân sinh sống. Ở vùng này, vấn đề sức khỏe của dân chúng và suất liều phóng xạ luôn được theo dõi và kiểm tra.
- Các biện pháp xử lý chất thải hạt nhân an toàn + Đưa chất thải ra không gian
+ Chôn sâu trong lòng đất + Chôn lắp dưới đáy biển
+ Chôn lắp ở vùng hút chìm giữa các mảng kiến tạo + Chôn dưới sông băng
+ Rút ngắn chu kỳ bán rã
III. Tìm hiểu lò phản ứng hạt nhân
• Khi nào đầu tư nhà máy điện hạt nhân?
+ Nhu cầu về sử dụng điện tăng
+ Có nhu cầu nghiên cứu về khoa học, chất phóng xạ ứng dụng vào cuộc sống
• Thuận lợi của việc đầu tư NMĐ Hạt nhân?
+ Công suất phát điện tăng cao, giúp nhu cầu sử dụng điện được đáp ứng tốt hơn.
+ Có thể nghiên cứu và áp dụng thành quả nghiên vào các lĩnh vực như: Y học, Nông nghiệp, Sinh học…góp phần nâng cao chất lượng phát triển kinh tế, xã hội.
+ Là môi trường tốt để học tập, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
• Khó khăn của việc đầu tư NMĐ Hạt nhân?
+ Chi phí đầu tư, vận hành cao
+ Ảnh hưởng rất nặng nề đến môi trường và sức khỏe con người, khi nhà máy có sự cố xảy ra.
+ Khó khăn trong việc lựa chọn điểm xây dựng, vùng xây dựng nhà máy