Khi kiểm tra phải thực sự tôn

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂNVĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ THÀNH PHỐ TÂN AN, LONG AN (Trang 41 - 45)

phải thực sự tôn trọng người được kiểm tra. - Có qua hệ tốt với các bộ phận trong nhà trường.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: 4.1. Kết luận:

Xây dựng văn hóa nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng nhà trường tuy nhiên cho

đến nay, hầu như các trường nói chung, Trường THCS Trần Phú nói riêng, công tác xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường có dủ cơ sở của khoa học quản lý.

Để công tác xây dựng văn hóa nhà trường như mong muốn. Hiệu trưởng cần khảo sát và phân tích, đánh giá đúng thực trạng môi trường văn hóa của trường mình, từ đó, một mặt xác định các bất cập, đồng thời xác định nhu cầu, nguyện vọng, xác định các yếu tố cần phát huy những lợi thế của hoạt động giáo dục khsc trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi văn hóa nhà trường.

Xây dựng văn hóa nhà trường không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phụ thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng văn hóa nhà trường của nhà quản lý, phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt động văn hóa, hay chính là hệ thống những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường.

4.2. Kiến nghị:

4.2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:

Cần có chủ trương nghiên cứu để đưa các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường vào

các trường phổ thông, Xác định rõ vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường là một trong các nhiệm vụ chính trị của các trường trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện và chất lượng đào tạo của ngành.

Cần chỉ đạo các trường chủ động vận dụng quy định chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện có chất lượng, có hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

Bộ GD & ĐT cần chủ trì soạn thảo mục tiêu, chương trình và cung cấp các tài liệu phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo tính thống nhất cho các trường thực hiện.

4.2.2. Đối với nhà trường THCS:

BGH trường cần quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa các hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, coi nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường hiện nay.

Kiện toàn Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng lãnh đạo, xây dựng các mục tiêu, nội dung và kế hoạch triển khai xây dựng văn hóa nhà trường hằng năm và lâu dài.

Xây dựng chế độ khen thưởng và khen thưởng kịp thời để động viên những cá nhân tích cực tham gia xây dựng văn hóa nhà trường đồng thời phát hiện và xử lí nghiêm khắc những thái độ, hành vi và lối sống thiếu văn hóa hoặc vi phạm các quy định văn hóa nhà trường. Tiếp tục tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Cần chú ý xây dựng hơn nữa môi trường: “Xanh – Sạch – Đẹp”, xây dựng lối sống văn hóa trong học sinh.

4.2.3. Đối với Hiệu trưởng:

Xây dựng bầu không khí dân chủ:cởi mở, hợp tác, cùng chia sẽ hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình,...Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng: biết lắng nghe và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc, thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tất cả mọi người.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người.

Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ.

4.2.4. Đối với tổ chức Đoàn Đội trong nhà trường:

Phải là nồng cốt đi đầu trong tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa

nhà trường trong học sinh.

Thường xuyên giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh, xem xét lựa chọn các học sinh tham gia tích cực các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, có hành vi và lối sống văn hóa tốt đẹp để nhân rộng điển hình.

Thường xuyên phối hợp với GVCN lớp. Bí thư chi Đoàn phường, tổ chức các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa, thể thao, văn nghệ tạo sân chơi đa dạng, phong phú cho học sinh.

Văn hóa nhà trường đang là vấn đề quan tâm đặc biệt của không chỉ cán bộ quản lý mà các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường cần có những biện pháp giáo dục văn hóa nhà trường để môi trường văn hóa giáo dục luôn lành mạnh vì đó là nơi dạy chúng ta làm người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuyên đề: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường”. Bài giảng chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông hình thức liên kết Việt Nam – Singapore; Ths Nguyễn dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông hình thức liên kết Việt Nam – Singapore; Ths Nguyễn Thị Thu Hương.

2. Lê Quang Hưng, Khoa học Việt Nam – ĐHSP Hà Nội.” Những cơ sở của việc xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh đất nước hội nhập, đổi mới hiện nay”. Hội thảo khoa văn hóa học đường trong bối cảnh đất nước hội nhập, đổi mới hiện nay”. Hội thảo khoa hoc: Xây dựng văn hóa học đường – Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hà Nội 2007.

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂNVĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ THÀNH PHỐ TÂN AN, LONG AN (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)