Các bệnh thƣờng gặp ở nấm linh chi, nguyên nhân và biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu Mô hình đơn vị trồng nấm (Trang 29 - 32)

C (38-420) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bung tơ Lúc này, tơ nấm ăn như nhện trên khố

3.2các bệnh thƣờng gặp ở nấm linh chi, nguyên nhân và biện pháp xử lý

Nấm thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất và chất lượng của nấm như:

- Chuột: chuột thường ăn nấm, các túi nấm. Vì vậy cần tìm cách bẫy và diệt chuột. Hoặc có thể có biện pháp che chắn cẩn thận nhà nuôi trồng.

- Các loại nấm mốc: nguyên nhân gây ra nấm mốc là do nhà nuôi trồng vệ sinh không đảm bảo.

Phải thường xuyên rải vôi và quét dọn thật sạch, không được hút thuốc hoặc tiểu tiện tại trại nuôi trồng nấm. Phải dọn các túi nấm đã thu hái hết, dùng thuốc phun để tiêu diệt các loại ấu trùng.

Mốc nâu, mốc xanh: bệnh xuất hiện sau các đợt thu hái không tiến hành vệ sinh tốt. Loại bệnh này rất nguy hiểm, là loại nấm ký sinh cần phải nhặt thật sạch các mầm bệnh, dùng formalin 5% phun vào nơi bị nhiễm bệnh.

Phần 4: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Tại đơn vị thực tập, chúng tôi được tiếp xúc vưói một mô hình khép kín từ khâu đầu vào nguyên liệu và xử lý nguồn bả thải sau khi nuôi trồng nấm.

Từ một sơ đồ đơn giản như vậy ta có thể thấy, từ khâu nguyên liệu ban đầu vào kkhá lớn nhưng khi sử dụng xong nó lại cho ra một hiệu quả khác mà không ảnh hưởng đến môi sinh. Đây là một mô hình thân thiện vớI môi trường và cần học hỏi.

Sản phẩm vi sinh hiện nay do HTX tự sản xuất đã tiêu thụ trên thị trường và được sự chấp nhận của khách hàng.

Nguyên liệu Trồng nấm Bã thải Ủ làm phân Vi sinh

KẾT LUẬN

Tuy thời gian thực tập rất ngắn ngũi chỉ trong vòng 6 tuần lễ, nhưng khốI lượng kiến thức thu nhặt từ thực tế làm việc để bổ sung thêm vào phần lý thuyết ở trong trường là hết sức đáng kể. TạI đây, chúng em được trực tiếp làm việc, tận mắt nhìn thấy một mô hình sản xuất ở một quy mô vừa. Và đặc biệt, là được tiếp xúc cách vận hành mô hình đó như thế nào để đem lạI hiệu quả cao.

Từ thực tế làm việc như vậy, chúng em thấy được sự khác biệt rất lớn giữa lý thuyết và thực tế sản xuất. Ví dụ như, trong lý thuyết khi chúng ta nuôi trồng nấm sò trên mùn cưa chúng ta cần rất nhiều phần phụ gia, nhưng khi đi vào sản xuất thực tế rất khó vận dụng như vậy. Bởi những phụ gia mà ta bổ sung thêm vào rất giàu dinh dưỡng, rất dể bị tạp nhiểm của vi sinh vật, mà trong thực tế rất khó khắc phục được tình trạng này.Vì vậy, HTX đã có sáng kiến phối trộn nguyên liệu giữa bông và mùn cưa nhằm tránh bổ sung thêm phụ gia vùa khắc phục được tình trạng tạp nhiểm. Chính vì vậy, họ đã giảm đáng kể chi phí đầu tư và giảm giá thành của sản phẩm mà năng suất cũng tương đương. Ngoài ra, còn có rất nhiều sự khác biệt tương tự như vậy mà trong thờI gian thực tập em có điều kiện được tiếp xúc.

Nuôi trồng nấm thương phẩm là một cái gì đó hết sức đơn giản, không cầu kỳ, rất ít vốn và có thể tận dụng được nguồn nhân lực dư thừa tại gia đình. Vì vậy, trong tương lai không xa nghề nấm sẽ là nghề chủ đạo của đạI bộ phận của xã hội.

Tại cơ sở, chúng em được sự chỉ bảo hết sức tận tình của các Cô tại đơn vị. Vì vậy, để hoàn thành được bản báo cáo có tính thực tế và xác thực như thế này em chân thành cảm ơn các cán bộ tạI đơn vị đã trợ giúp cho em.

Trong quá trình viết báo cào này, chắc không thể tránh khỏI những thiếu sót và lỗi. Rất mong quý thầy cô thông cảm.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người viết báo cáo

Một phần của tài liệu Mô hình đơn vị trồng nấm (Trang 29 - 32)