Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền, Giải pháp nâng cao tổ chức và hoạt động của chính phủ (Trang 33 - 38)

6. Kết cấu tiểu luận

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân

Phong Nẫm, huyện Kế Sách

Từ thực tiễn hoạt động tại UBND xã Phong Nẫm tuy có những thành tựu và hạn chế cần khắc phục, mà hạn chế lớn nhất là xuất phát từ đội ngũ cán bộ,

công chức của UBND xã. Sau đây xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã Phong Nẫm như sau:

Tiến hành thống kê, rà soát, sắp xếp bố trí lại cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh; công khai danh sách cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn và không đầy đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo. UBND huyện xem xét và giải quyết chế độ theo quy định.

Kiên quyết thực hiện chính sách tinh giảm biên chế của chính phủ đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã không đạt chuẩn, sức khỏe hạn chế, trình độ năng lực yếu kém, dôi dư do sắp xếp.

Công tác quy hoạch hàng năm phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã; có điều chỉnh bổ sung kịp thời cán bộ trong diện quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bổ nhiệm cán bộ trong nhiệm kỳ kế tiếp; chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt và cận kề để thay thế số cán bộ, công chức không đạt chuẩn.

Thông báo công khai, rộng rãi về việc sử dụng sinh viên tình nguyện, tạo nguồn, con cán bộ, diện chính sách được đào tạo trình độ từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên để bổ sung chức danh còn thiếu và thay thế số cán bộ, công chức không đạt chuẩn. Ưu tiên chọn con cán bộ, diện chính sách, nông dân tốt tại địa phương đã tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng vào làm việc tại xã để đào tạo, bố trí, phục vụ công tác lâu dài ở địa phương.

Tăng cường điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã có năng lực, trình độ chuyên môn đến công tác có thời hạn hoặc lâu dài tại cấp xã.

Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch của Nhà nước đối với hoạt động quản lý hành chính của cấp xã và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã, nhất là những lĩnh vực quản lý hành chính có liên quan trực tiếp đến người dân.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát hiện quyền làm chủ của cán bộ, công chức trong đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, trách nhiệm công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề

nghiệp của những cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính ở địa phương.

Đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc của UBND xã, các cơ sở đào tạo trong tỉnh, đảm bảo đáp ứng đủ nơi làm việc, đủ nơi đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp đồng bộ các phương tiện, thiết bị cơ bản phục vụ công việc như: máy in, máy vi tính, máy photocoppy,…. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở cơ sở.

Áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, định kỳ cho cán bộ chủ chốt, công chức chuyên môn để cập nhất những chính sách mới, kiến thức mới, kinh nghiệm công tác, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh đó phụ cấp, chế độ chính sách cho cán bộ, công chức xã phải từng bước nâng lên để họ yên tâm công tác, cống hiến.

KẾT LUẬN *

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã và đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình đó, theo nhận định của Đại hội XIII là vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức và tổ chức thực hiện; cùng với đó là những khó khăn, thách thức đến từ sự chống phá của các thế lực thù địch với mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Lợi dụng những hạn chế, bất cập đó, các thế lực thù địch đã ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là những trọng tâm chống phá “không ngừng nghỉ” của các đối tượng và thế lực phản động, thù địch, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Cũng tại Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác định trọng tâm là: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Và do đó, việc nâng cao tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam là để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng trong sạch, hiệu quả, vững mạnh, phục vụ nhân dân. Việc nâng cao tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải gắn kết với nâng cao tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã.

UBND xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cấp là cơ quan hành chính- quyền lực Nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của nhân dân. Thời gian qua, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy- HĐND, UBND xã Phong Nẫm đã góp một phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, tổ chức và hoạt động của UBND xã Phong Nẫm trong một số lĩnh vực đã và đang bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế như: chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành nhiệm vụ vừa yếu, vừa thiếu,… dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của UBND xã Phong Nẫm trong mọi lĩnh vực là yêu cầu bức thiết đối với nền hành chính địa phương xã Phong Nẫm nói riêng trong giai đoạn hiện nay; đó phải là một quá trình liên tục và lâu dài, bởi nền kinh tế- xã hội luôn luôn vận động và không ngừng phát triển. Đây là vấn đề tương đối phức tạp, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và của cả hệ thống chính trị ở nước ta. Hoạt động của UBND xã Phong Nẫm trong tất cả các lĩnh vực muốn có hiệu quả thì phải thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp như: đổi mới cơ cấu tổ chức trong bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động, điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất,… Điều này có ý nghĩa lớn trong công cuộc nâng cao tổ chức và hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương và cải cách nền hành chính của chúng ta hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO *

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Nhà nước và pháp luật Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1996, 2001, 2006, 2011, 2016.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

3. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 48/NQ-TWngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị khóa I về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, H.2005.

4. Quốc hội: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

5. Luật Tổ chức Chính phủ, ngày 19/06/2015.

6. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;

7. Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn;

8. Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền, Giải pháp nâng cao tổ chức và hoạt động của chính phủ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w