V. Sách báo mới xuất bản:
1. Nghiên cứu Huế, tập 1-5, Trung tâm Nghiên cứu Huế, Huế 1998-2003.
2. Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ, Anh hùng dân tộc 1788-1792, Saigon: Thư Lãm ấn Thư Quán, 1958. Quán, 1958.
Trong các chiến dịch trên bộ, vai trò quan trọng của tượng binh Tây Sơn là điều
đã từng nói tới, nhất là khi người ta muốn nêu cao danh vị một nữ tướng: Bùi Thị
Xuân. Cho nên đối trọng từ phía Nguyễn cũng phải là tượng binh. Tuy có bộ phận voi của “Xiêm binh”, nhưng chính quân của Xuyên đã góp phần quan trọng trong các cuộc tấn công, kiềm giữ quân Tây Sơn khiến cho trong các trận thua cũng không phải chịu nhiều tổn thất. Chứng cớ rõ ràng là phán đoán từ phía địch thủ. Sau khi bỏ Đồ
416
Bàn rồi bị bắt ở phía thượng du, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng nghe tin Nguyễn
Đức Xuyên đượcphong trấn thủ Thanh Hoá, liền nằng nặc đòi gặp. Té ra hai tướng Tây Sơn chỉ cần thấy tận mặt người đã cùng mình đối đầu suốt ba năm trên chiến trận mà thôi!
Nguyễn Đức Xuyên nắm lượng quân số rất chặt. Đầu năm 1801, báo cáo lính tác chiến là 2.128 người, ốm đau sai phái là 393 người. Qua các trận, thấy báo cáo còn 1.319 người, bị thương 50, bệnh 94, chết 13 còn mạnh 1.162, thật sít sao. Rồi một lúc sau lệnh bổ sung, báo cáo cho thấy số người cũ, mới của từng cơ trong 4 vệ dưới quyền, tổng cộng 2.268 người (1.650 cũ, 618 mới). Ngày về Phú Xuân, quân số tăng lên 2.566 người. Báo cáo thiệt hại cũng rất kĩ. Trận Kì Sơn bị thương 258 người,
“thất trận” (mất tích [trốn, đầu hàng]?) 157 người, chết 26 người, voi bị thương 32 con, mất tích 6 con. Với tình hình nắm chặt quân số của một đơn vị trong thời tranh chiến như thế khiến ta khá tin vào số quân của L. Barizy đưa ra, tính cả toàn bộ lực lượng của Nguyễn Ánh. Lẽ tất nhiên không thể nào có tài liệu về phía Tây Sơn, nhưng dù có cũng có thể tin rằng phía Tây Sơn không nắm vững quân số như
Nguyễn Ánh được. Cứ xem cách Quang Trung cuối năm Mậu Thân 1788, dẫn quân qua Nghệ An dùng chó săn người trốn, lấy dao xỉa vào đống rơm, “chốc lát được hơn một vạn” thì thấy ngay là sự nói phỏng chừng.
Số lượng trên là tính cho “nội dinh” 4 vệ của Xuyên, chứ còn riêng binh tượng thì thu hẹp hơn, chỉ có 270 người nhưng với những chi tiết đáng kinh ngạc: hạng nhất 102 người (trưởng chi 5, phó 4, cai đội 10, phó 7, đội trưởng 26, ngũ trưởng 14, lính 36); hạng nhì 79 (cai đội 3, phó 5, đội trưởng 13, ngũ trưởng 19, lính 39); hạng ba 36 (đội trưởng 2, ngũtrưởng 9, lính 25). Như vậy tính theo tổ chức quân sự ngày nay thì binh tượng của Xuyên là quân thiết giáp, lúc hành quân không phải là đơn độc mà có cả một bộ phận tùng thiết đi theo. Tên của các voi rất là nôm na: voi Rạp, Kèo Nhỏ, Bích, Nhảy, Vân của Xuyên, voi Ngẫu, voi Tiêu của Tây Sơn. Sự quan tâm của Xuyên không phải chỉ với binh lính mà tất nhiên còn đối với voi nữa. Ta thấy Xuyên kể chuyện voi Kèo Nhỏ thất lạc trong chiến trận, gần cả năm sau lại trở về trong lúc quân đã dời đi nơi khác? Chúng ta thấy chuyện chữa cho voi mắc bệnh “ăn đất”, với các chuyên viên đã đành mà cũng có cả các lương y bất chợt theo tình hình chiến trận khiến voi phải chết - “hạ thổ”.
Sự kiện được ghi về một phía của tranh chiến - phía Xuyên, của Nguyễn Ánh - khiến ta dễ tưởng lầm chỉ có chuyện ba hoa công tích. Thật ra điều này chỉ xảy ra lúc các sử gia “dọn lại”, chứ người đương thời trong sống chết gang tấc phải cần ghi sự
thật để kịp ứng biến có hiệu quả cho nên ta gặp những chi tiết khá thất lợi cho quan niệm phe phía về sau mà Nguyễn Đức Xuyên may thay không xoá bỏ. Đã thấy chuyện các thuộc hạ của Xuyên chửi chỉ huy trưởng của mình là “thằng hát bội”.
Xuyên cũng kể chuyện quân tướng ở lại giải vây cho thành Bình Định, nghe tin lấy
được Phú Xuân liền không chịu đánh nữa, các quan thì “bàn ra”, còn lính lâm trận
“chưa thấy giặc đã chạy”.
Vấn đề xung đột ý kiến trong việc thu dụng tướng Tây Sơn về đầu cũng được bàn rất chi tiết, dài dòng, với ý kiến phản đối của Xuyên lấy lí lẽ “Chừng nào thần và Thành tướng quân bỏ chúa thượng thì chúng nó mới bỏ chúa nó....”, và những lời
417
Nguyễn Ánh bày tỏ khéo léo mà không giấu vẻ quyền uy trong việc bênh Lê Chất, Lê Văn Phong cùng việc xử trí đối với các hàng thần.
Trong những biến cố dồn dập vẫn thường có những chi tiết thoảng qua tưởng chừng không quan trọng nhưng đối với người đọc tinh ý sẽ thấy như một bằng chứng lớn lao, hoặc ít ra là gây được thích thú bất ngờ. Việc có người Âu giúp Nguyễn Ánh với người đọc sử ngày nay đã trở thành bình thường nhưng không ít người vẫn nghĩ
rằng “Tây là Tây, Ta là Ta, Tây đánh theo Tây, Ta đánh theo Ta”, nhất là khi thấy các sử quan kể chuyện tiến công, lui quân, bắt lính, thâu thuế... không khác chuyện chiến trận hàng trăm năm trước. Nhưng Nguyễn Đức Xuyên cho một chi tiết không thấy tương tựở bất cứ nơi nào trong sách của Quốc sử quán, khiến ta phải đặt vấn đề ảnh hưởng Tây Phương đối với quân Nguyễn Ánh sâu đậm hơn là ta tưởng. Đó là chuyện Xuyên đánh đồn Kì Sơn “tay phải cầm súng kíp, ngón tay vô danh và ngón giữa bị trúng đạn”, và nhờ có ống dòm khiến cho Xuyên thấy được toán quân của Trần Quang Diệu từ xa nên lui quân kịp thời khỏi chịu tổn thất.
Vậy thì trở lại với những chi tiết về quân ngũ nhưđã nói, sự kiện Xuyên biết mà ghi lại đó có phần nào chịu ảnh hưởng theo cách tổ chức quân sự rành rẽ của Tây Phương không? Tổ chức đó rõ ràng là khác với lối đánh “truyền thống” đến đâu bắt lính tới đó (như Nguyễn Huệ ở Nghệ An đã nói) tuy cũng có tướng, binh nhưng không giấu được tính chất hỗn độn từ cung cách tập họp người dưới cờ. Kiến thức
đến từ người Pháp, có Trần Văn Học biết cách vẽ bản đồ, xây thành trì, như vậy ông quan này thật có nhiều điều khiến ta phải suy nghĩ hơn là chỉ dựa trên những dòng chữ của sử quan để lại. Trong chuyện kể của Xuyên, ta cũng gặp một phương thức truyền tin theo kiểu “tân cổ giao duyên”: Khi muốn báo tin cho bên trong thành Bình
Định biết, quân Nguyễn đã “đốt 5 cây hoả hổ và 3 nhà dân”! Đọc lịch sử có những chuyện này thật lí thú hơn là nghe tiếng văn chương trầm bổng, hay những ngợi ca về
thành tích chiến tranh, trị nước của các bậc anh hùng, minh quân. Cùng một chiều hướng thích thú đó, ta nghe Xuyên kể chuyện “ngụy Đô đốc Điềm đem khoảng 700 người (lính nam và) phụ nữ 50 người đánh Phú Yên”. Hay, nhưđã nói, chuyện Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng làm thân bại tướng với cái chết cầm chắc mà đòi gặp Nguyễn Đức Xuyên chỉ vì một lí do thật hào hùng của con nhà tướng: Muốn thấy tận mặt kẻ từng là đối thủ trong suốt ba năm qua? Quá khứ từ những chi tiết đó hiển hiện dồi dào màu sắc, linh động như cuộc sống phải có, là lịch sử người sau muốn thấy,
đúng như của một khoa học lịch sử mong muốn đạt tới, xuyên qua sự mai một của thời gian, qua những sửa đổi, gạt bỏ bôi xoá của phe phái. Một bộ phận khá lớn những ghi chép của Nguyễn Đức Xuyên lại đưa đến một vấn đề quan trọng hơn chuyện tranh chiến cấp thời thường nhật: Đó là các thư từ quan lại (chỉ dụ, lời tâu, báo cáo) giữa chiến trường và trung tâm chỉ huy. Thư viết bằng chữ Nôm, bởi vì người ta phải thông báo nhau bằng tiếng nói thường nhật. Đến thế kỉ này thì người ta chắc đã hết tán tụng chuyện Quang Trung nâng đỡ chữ Nôm như một sáng tạo độc
đáo của vị vua anh hùng xuất thân áo vải cờ đào - người nào còn khư khư với chân lí
đó thì không có thể tranh biện gì được nữa. Lí do xuất hiện của các bản văn chữ Nôm thường được coi như là chứng tích thăng tiến của tinh thần dân tộc Việt, nhưng cụ
thể hơn, vốn là do tình hình thực tế có quân nhân, tướng sĩ (và thường dân) ít học dưới quyền mà người cầm quyền phải lưu tâm sử dụng đến nó (Hoàng Xuân Hãn).
418
Tuy nhiên tình hình thực tế này lại có nguyên nhân lớn rộng hơn mà người ta ít nói tới. Đó là do sự mở rộng quyền lực của các vương triều, nên càng lúc càng có một bộ phận lớn người dân nói-tiếng-Việt tham gia vào biến cố. Không phải chỉ
chứng cớ nằm trong bản văn thề Lũng Nhai, lời thề với Lê Lai tận trong rừng núi Lam Sơn, cùng với lời truyền của Trịnh Kiểm đã phai lạt dấu vết Thái Lào của thế kỉ
XV, XVI mà đã đến tận Đồng Nai, Gia Định, nơi Minh Mạng có nhận xét là dân “ít học” (chữ Hán). Vì vậy thế kỉ tranh chấp Nguyễn Tây Sơn đã khiến xuất hiện nhiều bản văn chữ Nôm hơn lúc nào hết.
Với sử gia thì những thư từ qua lại này thật quan trọng không những chỉ vì chúng là bằng cớ đương thời của biến cố mà còn vì chúng đã sử dụng thứ ngôn ngữ
thường ngày của thời đại và địa phương nữa. Với phần cuối thế kỉ XVIII qua XIX, L. Cadière đã đưa ra những bức thư của Nguyễn Ánh nhưng chính trong hồi kí của Nguyễn Đức Xuyên này mới có dấu vết nhiều đến ngợp. Người dẫn hồi kí chưa phải làm việc của một chuyên viên Hán Nôm cho nên các tài liệu vẫn còn đó để mở ra một hướng khảo sát, miễn là nhà khảo cứu bỏđược thói quen cốđi tìm những gì thật “xưa”, bớt quanh quẩn ở các công trình kiểu “song viết” tuy có dáng khoa học khảo chứng nghiêm chỉnh nhưng không giấu được tính chất tầm chương trích cú trì trệ còn rơi rớt đâu đó. Quá khứ không phải chỉ của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, cố níu thêm một ông Nguyễn Huệ nông dân cho ra vẻ hiện đại mà sẽ còn là lối nói của người dân thế kỉ XVIII, XIX uốn nắn qua văn từ của ông quan, ông vua để diễn tả tư
tưởng biểu hiện tình thế cấp bách trên tầm mức quốc gia đương thời. Điều đó không ít thì nhiều có thể thấy trong các bản văn nôm của Nguyễn Đức Xuyên giữđược vậy.