Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh CM

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong giai đoạn hiện nay, thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh CM (Trang 25 - 29)

- Giải quyết tố cáo tổ chức đảng, đảng viên và khiếu nại kỷ luật Đảng

2.3. Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh CM

Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh CM

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát. Lãnh đạo xây dựng, ban hành chương trình kiểm tra, giám sát của các cấp ủy; tập trung vào những vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp dưới theo Quy định 195-QĐ/TW, ngày 18/6/2019 của Ban Bí thư. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp ủy giao; thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra, giám sát theo phương châm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”. Chủ động nắm tình hình hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu cấp ủy các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị để sớm phát hiện tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Tập trung xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ dự kiến tham gia ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Xử lý, tham mưu cấp ủy xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm phương châm “công minh, chính xác, kịp thời” trong thi hành kỷ luật trong Đảng; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là thực hiện Quy định số 01-QĐi/TW, ngày 10/5/2018 của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý và tham mưu cấp ủy xử lý tổ chức đảng, đảng viên,

nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp quản lý để xảy ra tham nhũng, chuyển cơ quan điều tra hồ sơ vụ việc cán bộ, đảng viên có dấu hiệu phạm tội tham nhũng.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ kiểm tra; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm tinh thông về kỹ năng nghiệp vụ, công tâm, khách quan.

Tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng theo hướng gắn lý luận với thực tiễn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng theo Thông báo Kết luận số 226-TB/TW, ngày 03/3/2009 của Ban Bí thư nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng

Qua kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ qua, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ các Cơ quan và Doanh nghiệp cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ về mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp. Đặc biệt là khắc phục những hạn chế được chỉ ra qua kiểm tra, giám sát.

- Cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy phải xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và là một chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng, có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng; nâng cao trách nhiệm, trực tiếp và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Ủy ban kiểm tra các cấp phải nắm vững Điều lệ Đảng, các quy định của cấp ủy cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát; chủ động thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp ủy giao; chú trọng công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo thông báo kết luận kiểm tra.

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế phối hợp.

- Thường xuyên kiện toàn tổ chức, bộ máy ủy ban kiểm tra cơ sở; quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, chú trọng vấn đề thực tiễn cho cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp.

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, nhất là công khai kết quả các kỳ họp của cấp ủy, ủy ban kiểm tra liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhằm thông tin, định hướng dư luận, giáo dục, răn đe tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.

KẾT LUẬN* *

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và kiên trì thận trọng. Trong công cuộc đó không thể nóng vội, "xây" phải đi với "chống", lấy "xây" làm chính. Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới, yêu cầu cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu, khó khăn, phức tạp hơn so với trước. Bối cảnh trong nước, quốc tế đã có nhiều thay đổi, đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Công tác kiểm tra, giám sát và phòng, chóng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí, tiêu cực trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã có những bước tiến mới, có kết quả rõ tệt, đột phá, đã góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao uy tín của Đảng.

Để công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thực hiện theo hướng bao quát, toàn diện cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao hơn về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác kiểm tra, giám sát của đảng; trách nhiệm của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của đảng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của đảng nẳm củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO* *

1. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của BCH Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng dân tộc Mông.

2. Chỉ thị 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. 4. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, H1996.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, H2001.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X, H2006. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, H2011.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, H2015.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

11. Giáo trình môn học Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong giai đoạn hiện nay, thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh CM (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w