Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao công tác tranh thủ ngườ

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực công tác dân vận, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST hiện nay (Trang 27 - 34)

6. Kết cấu tiểu luận

2.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao công tác tranh thủ ngườ

người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST

2.3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay

Trong tình hình hiện nay, do tác động của nhiều nguyên nhân, đặc biệt là sự chỉ đạo ráo riết của các đối tượng phản động trong các hội, nhóm “Khmer Kampuchia Krom” nên tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh ST có diễn biến hết sức phức tạp. Trong những năm gần đây, vùng dân tộc Khmer ở ST nổi lên một số vấn đề phức tạp sau:

Một là, hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người Kinh với người Khmer của các thế lực thù địch vào vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đầu tư phát triển KT - XH, nhất là vùng sâu, vùng xa và có những ưu tiên thỏa đáng trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Từ đó, đời sống của nhân dân trong vùng dân tộc Khmer tỉnh ST được cải thiện, nhiều lễ hội văn hóa được khôi phục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, thậm chí có hộ phải cầm cố ruộng đất, đi làm thuê ở địa phương khác, mặt bằng dân trí chưa thật sự đồng đều và còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu… Lợi dụng các vấn đề trên, các thế lực thù địch tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm gây chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa người Kinh với người Khmer, gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, khơi dậy tư tưởng kỳ thị dân tộc, phá hoại sự ổn định bền vững trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết, chính sách dân tộc, tôn giáo, ngoại giao của Đảng, Nhà nước, tạo sự mặc cảm của giới sư sãi, quần chúng dân tộc Khmer với Đảng, Nhà nước. Để thực hiện âm mưu ý đồ đó, các hội, nhóm “Khmer Kampuchia Krom” thực hiện nhiều hoạt động chống phá khác nhau vào vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh ST. Các tổ chức, hội, nhóm “Khmer Kampuchia Krom” ở Mỹ, Úc, Campuchia gửi nhiều thư mời NCUT trong vùng đồng bào Khmer (chủ yếu là gửi cho các sư sãi, trí thức) ra nước ngoài dự lễ cầu siêu, dự kỷ niệm “Ngày mất đất” (ngày 4/6).

Các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc, nhiều đối tượng trong các tổ chức phản động người Khmer ở nước ngoài về địa phương với danh nghĩa

thăm thân, du lịch và đi nhiều nơi trong vùng dân tộc Khmer trong tỉnh để nắm tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào Khmer. Chúng tập trung thu thập thông tin phản ánh về những sơ hở, thiếu sót của ta để chuyển ra nước ngoài vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người Khmer. Tuy chưa diễn ra nhưng đã có xãy ra một số huyện trong tỉnh ST như vụ biểu tình, gây rối ngày 8/2/2007 tại thành phố ST do một số sư sãi và tăng sinh Trường Bổ túc Văn hóa Paly Trung cấp Nam bộ, vụ gây rối tại chùa Tà Sết và chùa Prey Chóp (thị xã Vĩnh Châu).

Hai là, tình hình người Khmer ở tỉnh ST qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia diễn biến phức tạp.

Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Việc đi lại các quốc gia trong khối ASEAN ngày càng thuận lợi, dễ dàng. Chính vì vậy, người dân Việt Nam nói chung, trong đó có người dân tộc Khmer ra nước ngoài và người từ các quốc gia khác đến nước ta ngày càng nhiều. Tại ST, tình hình người dân tộc Khmer qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia rất phức tạp. Do mối quan hệ đồng tộc, cùng tiếng nói, chữ viết và nền văn hóa nên người dân tộc Khmer thường có tâm lý coi Campuchia như đất nước mình nên việc qua lại Campuchia là bình thường, không cần báo cáo. Hầu hết người Khmer tại ST sang Campuchia để thăm thân nhân, học tập, nghiên cứu phật pháp và hoạt động tôn giáo thuần túy, một số người muốn được sang nước thứ ba định cư.

Lợi dụng việc qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia khá dễ dàng, các hội, nhóm “Khmer Kampuchia Krom” tổ chức đưa người về Việt Nam bằng đường hợp pháp vào những dịp tết, lễ, hội của đồng bào Khmer hoặc khi đất nước có những sự kiện chính trị lớn nhằm thu thập tình hình, tiếp xúc gặp gỡ NCUT trong đồng bào dân tộc Khmer (chủ yếu là nhằm vào số sư sãi, trí thức người Khmer) để tác động, lôi kéo họ tham gia tổ chức. Các tổ chức chống Việt Nam ở nước ngoài thường cử số sư sãi đang tu học tại Campuchia đã tham gia các hội, nhóm “Khmer Kampuchia Krom” thường xuyên về nước để thực hiện

các hoạt động thu thập tin tức, tán phát tài liệu, lôi kéo người trốn ra nước ngoài…

Ba là, tình hình phát triển đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa vào vùng dân tộc Khmer tỉnh ST có chiều hướng tăng.

Thời gian qua, đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa tập trung đẩy mạnh hoạt động phát triển tín đồ trái pháp luật vào vùng sâu, vùng xa của tỉnh ST, bao gồm cả vùng đồng bào dân tộc Khmer. Các đối tượng tiến hành phát triển đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc Khmer tại huyện, sử dụng các thủ đoạn giúp đỡ vật chất, từ thiện, cứu trợ, lừa bịp một chiều, nêu vấn đề tự do theo đạo mà không đề cập đến quyền tự do không theo đạo, chỉ nêu triển vọng về đời sống tâm linh khi theo đạo Tin Lành và đạo Thiên Chúa mà không giữ gìn tôn giáo truyền thống, không nói đến Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi tuyên truyền lôi kéo, ép buộc người khác theo đạo.

2.3.2. Giải pháp

Tiếp tục phát huy vai trò của NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh ST hiện là công tác có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình mới. Để làm tốt công tác dân vận của Đảng đối với vấn đề DTTS nhằm tăng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó cũng là đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, thù địch của các thế lực chống đối, phản động nhằm bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta, trong thời gian tới, công tác này ở tỉnh ST cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, các giải pháp chung.

Một là, tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, tạo niềm tin vững chắc của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước.

Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, tôn giáo nói chung và quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán, NCUT trong đồng bào dân tộc, tôn giáo nói riêng.

Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát huy vai trò NCUT trong đồng bào DTTS. Thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của NCUT và gia đình họ, góp phần động viên, khuyến khích những NCUT, nhất là lực lượng cốt cán trong dân tộc, tôn giáo phấn khởi, tin tưởng, tích cực tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp ủy Đảng, chính quyền giao.

Bốn là, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tăng cường cập nhật, cung cấp thông tin cần thiết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển KT - XH và bảo đảm QP - AN của địa phương cho NCUT.

Năm là, tạo điều kiện cho NCUT được tham gia đóng góp xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH; tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; đồng thời, tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các DTTS và cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể ở cơ sở vận động đồng bào tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT - XH, đảm bảo AN - QP tại địa phương.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về NCUT trong vùng đồng bào DTTS, nhất là

đồng bào dân tộc Khmer, và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tranh thủ NCUT với vai trò của MTTQ các cấp.

Nhận thức đúng đắn sẽ giữ vai trò quyết định đến hiệu quả hành động trong thực tiễn. Để công tác tranh thủ NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh ST đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành thì cần nâng cao nhận thức về NCUT và công tác tranh thủ NCUT. Việc nâng cao nhận thức về NCUT trước hết phải hướng đến vai trò của MTTQ và của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở tất cả các cấp trong tỉnh. Vì công tác tranh thủ NCUT trong đồng bào DTTS là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, trong đó công tác tranh thủ NCUT của MTTQ các cấp vừa đảm bảo chiến lược đoàn kết các dân tộc trên địa bàn, vừa phục vụ yêu cầu công tác nghiệp vụ lâu dài. Công tác tranh thủ NCUT phải được tiến hành một cách

thường xuyên, liên tục, lâu dài, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không được “dễ làm, khó bỏ” mà cần phải thật sự kiên trì thực hiện.

Thứ ba, lực lượng an ninh các cấp trong tỉnh cần tăng cường tham mưu cho

cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương kịp thời ban hành các chủ trương phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tranh thủ NCUT trong vùng đồng bào DTTS.

Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là một chức năng quan trọng của lực lượng an ninh trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và TTATXH tại địa phương, trong đó có hoạt động phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động tác động, lôi kéo NCUT trong đồng bào DTTS của các thế lực thù địch bên ngoài. Nếu làm tốt chức năng này còn tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng trong công tác đấu tranh.

KẾT LUẬN *

Việt Nam là một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có truyền thống lịch sử hào hùng và nền văn hiến lâu đời. Cộng đồng 54 dân tộc ngày nay là một kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu đời gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc.

Trong những năm đổi mới vừa qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể nhân dân ở các cấp nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc cũng như công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đã tạo được chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

Tuy nhiên, công tác dân tộc của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng ở nhiều nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp; thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nhiều nơi còn hình thức; giải quyết những bức xúc trong đồng bào còn chậm, chưa thỏa đáng. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các dân tộc ngày càng lớn. Một số "đạo lạ" xâm nhập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và diễn biến ngày càng phức tạp. Cán bộ người dân tộc thiểu số nhìn chung thiếu và yếu. Công tác giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về lĩnh vực này chưa được chú trọng.

Trên đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức cơ bản nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng ta đối với đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó, đề tài cug4 đề cập đến thực trạng và giải pháp nâng cao công tác dân vận của Đảng đối với đồng bào DTTS tỉnh ST, cụ thể là công tác tranh thủ NCUT trong đồng bào DTTS. Trong thực tế công tác, nhất là đối với vai trò cụ thể của các cấp, các ngành, thì tùy vào điều kiện và từng giai đoạn mà cần có những biện pháp, nội dung và hình thức cụ thể hơn. Từ sự phân tích của các cơ sở về tầm quan trọng cũng như thực tiễn tỉnh ST, có đề xuất các giải pháp phát huy vai trò NCUT,

chúng ta thấy được đây là công tác hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng ta. Các biện pháp, giải pháp thực tiễn ở mỗi địa phương nhằm bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng là giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta đang đặt ra hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO *

1. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của BCH Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng dân tộc Mông.

2. Chỉ thị 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam - “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, Tập 1, trang 170, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2021.

4. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc của Chính phủ. 5. Quyết định số 18 là sự thể hóa Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg về Phát huy vai trò NCUT trong đồng bào DTTS.

6. Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg Về chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS trên phạm vi cả nước.

7. Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận NCUT và chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS.

8. Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

9. UBND tỉnh ST: Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.

10. UBND tỉnh ST: Báo cáo Kết quả thực hiện chính sách và phát huy vai trò NCUT trong đồng bào DTTS năm 2020 và Kế hoạch thực hiện năm 2021.

11. UBND tỉnh ST: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ST, giai đoạn 2011 - 2020.

12. Giáo trình môn học Công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lĩnh vực công tác dân vận, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, công tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ST hiện nay (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w