Nguyên nhân gây ra các vụ TNGT.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG đề TÀI TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Qua theo dõi tình hình TNGT đường thủy nói chung, TNGT liên quan đến phương tiện gia dụng nói riêng, các tháng trong 05 năm gần đây cho thấy, TNGT trong quý IV và quý I thường tăng cao là do nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách vào dịp cuối năm tăng. Phân tích nguyên nhân 18 vụ tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện gia

Về người tham gia giao thông: Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố chủ quan đó là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thơng cịn kém, kỹ năng xử lý tình huống của người điều khiển phương tiện chưa cao, vẫn cịn tình trạng vi phạm quy tắc tránh, vượt, khơng nhường đường; chở q tải (vì nhiều phương tiện không đăng ký, không ghi số người được chở, không kẻ vạch dấu mớn nước an tồn); đi khơng đúng luồng tuyến; chở quá số người quy định… Tình trạng này khiến tàu, ghe ln có tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Bởi một con tàu có sức chịu đựng khoảng 10 người, nhưng người lái tàu lại chở lên 20 hoặc 30 người, thì rõ ràng sức chịu đựng của con tàu q giới hạn. Khi gặp sóng to, gió lớn thì sẽ mất cân bằng, nguy cơ đắm tàu rất là cao…

Do người điều khiển phương tiện thủy vi phạm quy định về tham gia giao thông đường thủy nội địa như: Không tránh, nhường đường cho phương tiện khác 07 vụ, chiếm 38,89%; chở quá tải: 02 vụ, chiếm 11,1%; chạy quá tốc độ phương tiện theo quy định 01 vụ, chiếm 5,55%; đi không đúng luồng sông theo quy định 01 vụ, chiếm 5,55%: khơng phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu khơng đúng quy định 01 vụ, chiếm 5,55%; do diễn biến thời tiết 01 vụ, chiếm 5,55%; phương tiện tự chìm, đắm 05 vụ chiếm 27,81%;

Ngoài nguyên nhân do người điều khiển phương tiện cịn có ngun nhân của phương tiện được sản xuất thủ cơng, khơng theo quy chuẩn kỹ thuật, khơng có thử nghiệm và kiểm định về an tồn giao thơng, trang bị thiếu áo phao, thiết bị cứu sinh...

Phương tiện đa phần không đăng ký, không sơn kẻ vạch dấu mớn nước an toàn, số người được chở trên phương tiện, thậm chí có phương tiện tuy có đăng ký nhưng đã hốn cải nhằm mục đích tăng diện tích, trọng tải phục vụ kinh doanh vận tải nên thường không đảm bảo an toàn, phương tiện cứu sinh, cứu đắm cũng thiếu, nên khi có tai nạn xảy ra thường khơng có tài liệu dùng làm căn cứ đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật, sức chở chính xác của phương tiện. Loại phương tiện này thường cũ, sử dụng lâu năm, hoán cải nhiều lần nên độ an tồn thấp, dễ xảy ra tình trạng chết máy, tự trơi, thậm chí cháy, nổ trên phương tiện v.v... gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người tham gia giao thông đường thủy.

Do nơi xảy ra tai nạn thường xa khu vực dân cư nên việc phát hiện và tổ chức cứu hộ, cứu nạn thường chậm. Có vụ tai nạn thiệt hại ban đầu không lớn nhưng do không được phát hiện và tổ chức cứu hộ kịp thời nên hậu quả trở nên rất nghiêm trọng (số người

chết tăng do không được cứu vớt kịp thời, phương tiện bị chìm đắm sâu, trơi dạt dưới mặt nước…).

Hoạt động điều khiển phương tiện gia dụng thường theo tập quán, kinh nghiệm, hành nghề theo cha truyền, con nối, khơng có chứng chỉ lái phương tiện. Mặt khác cũng rất khó thay đổi nhận thức thói quen khi tham gia giao thơng của nhóm đối tượng này. Người lái, điều khiển phương tiện thường chủ quan, vô ý, chủ yếu là theo kinh nghiệm, khơng có những hành động cụ thể để phịng chống tai nạn như khơng chở quá nhiều người, không nhắc nhở, yêu cầu đảm bảo an toàn (măc áo phao, sử dụng dụng cụ nổi, chơi đùa trên phương tiện) cho người khi đi trên phương tiện. Không điều khiển phương tiện đi đúng luồng, chạy cắt mặt tàu lớn, đè sóng, thậm chí vẫn cố điều khiển phương tiện khi có thời tiết xấu xảy ra..., dẫn đến lật, chìm phương tiện. Nhiều trường hợp vẫn để người trên phương tiện đi lại, đùa nghịch; lên, xuống phương tiện lộn xộn gây mất trọng tâm, nguy cơ tai nạn lớn.

Về cơ sở hạ tầng: Công tác đầu tư hạ tầng, duy tu, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng lấn chiếm hành lang an tồn giao thơng đường thủy diễn ra ở hầu hết các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt tại các khu vực qua đơ thị, khu dân cư nơi có đường thủy nội địa đi qua, gây nhiều cản trở đối với hoạt động vận tải và tiềm ẩn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hệ thống báo hiệu chưa lắp đặt đầy đủ, còn thiếu nhất là báo hiệu ban đêm. Hệ thống cầu đường bộ, đường sắt bắc qua các tuyến đường thủy nội địa không đủ tĩnh khơng hoặc thường tạo dịng xốy cục bộ.

Bên cạnh đó, việc khai thác cát, sỏi trái phép làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, uy hiếp nghiêm trọng đến an tồn của các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành, lĩnh vực khác và cuộc sống của người dân.

Công tác quản lý hoạt động vận tải đường thủy nội địa còn nhiều bất cập nhất là tuyến đường thủy ủy thác cho địa phương quản lý. Nhiều địa phương vẫn dồn nguồn lực cho đường bộ, phần lớn các địa phương chưa có bộ phận chuyên trách quản lý đường thủy, năng lực, kinh nghiệm cán bộ được phân công quản lý không cao. Trong số 63 tỉnh, thành phố, mới chỉ có 15 tỉnh quy hoạch đường thủy nội địa, còn lại các tỉnh chưa làm quy hoạch cảng, bến thủy... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trật tự đảm bảo ATGT

Ngoài đảm nhiệm chức năng hoạt động giao thơng vận tải, đường thủy nội địa cịn là địa điểm để khai thác về du lịch, nuôi, trồng, đánh, bắt thủy hải sản, tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội.

Về quản lý nhà nước cịn bị bng lỏng: Quản lý nhà nước về giao thông vận tải thủy nội địa tuy được tăng cường hơn, nhưng vẫn cịn bị bng lỏng trên nhiều lĩnh vực, cả về văn bản pháp quy chậm, thiếu đồng bộ, chưa điều chỉnh bổ sung kịp thời, cho đến nay về quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu, thuyền nhất là phương tiện thủy gia dụng vẫn cịn bng lỏng…

Chế tài xử phạt đối với việc thiếu trang thiết bị an tồn cịn q nhẹ, chưa đủ sức răn đe; chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi không mặc áo phao (không mang dụng cụ cứu sinh) đối với người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường thủy trên phương tiện gia dụng.

Trang bị đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng tác quản lý TTATGT đường thủy nội địa tuy có tiến bộ, nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế. Ngồi ra còn rất nhiều nguyên nhân khác như: ảnh hưởng của mội trường xã hội, thời tiết, khí hậu, tâm lý hoặc những tình huống sự kiện bất ngờ…

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG đề TÀI TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)