Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT tân trụ, huyện tân trụ, tỉnh long an năm học 2021 2022 (Trang 32 - 34)

4.1. Kết luận

Xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt của người CBQL nhằm phát triển và tạo nên thương hiệu cho nhà trường. Môi trường sư phạm không chỉ là nơi trang bị kiến thức cho học sinh mà còn là nơi hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, trong thời gian qua có nhiều mâu thuẩn nổi lên trong đội ngũ nhà giáo, nhiều đơn thư tố cáo sai phạm, những đơn thư nặc danh phản ánh về sự biến chất của một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên về ngôn phong, tác phong, vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Song song đó, hiện tượng học sinh đánh nhau, chửi thề, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bạn bè, thầy cơ, v.v. hay đăng tải những nội dung bình luận trên các trang mạng xã hội cũng phần nào nói lên tính cấp thiết của việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trưởng giúp học sinh có được một mơi trường học tập thuận lợi, thân thiện, an tồn, văn minh; giúp giáo viên, cơng nhân viên nhà trường có một khơng gian văn hóa – là nơi để học hỏi, sẻ chia kinh nghiệm, thắt chặt sự đồn kết, cùng nhau phát triển nhà trường. Chính trong môi trường sư phạm lành mạnh này mà tất cả các cá nhân có sự tin cậy, quý mến nhau, tơn trọng lẫn nhau để từ đó cải thiện hiệu quả đào tạo và tạo tiếng vang cho nhà trường. Cơng tác xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường giúp cho người CBQL tạo dựng một mơi trường làm việc dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, tất cả các cá nhân cùng nhau hướng tới mục tiêu chung, tránh được các mâu thuẩn, xung đột nội bộ, hạn chế những tiêu cực và tạo dựng thương hiệu cho nhà trường.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Đưa việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

- Ban hành các thông tư, hướng dẫn , các tiêu chí đánh giá về việc thực hiện văn hóa nhà trường để làm căn cứ bình xét, chấm điểm từng đơn vị trường học.

- Tổ chức các phong trào thi đua cấp bộ để các trường trong cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện văn hóa ứng xử nơi cơng sở tại đơn vị mình.

[28]

4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

- Chỉ đạo các trường trên địa bàn tỉnh xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa của từng trường từ đó hình thành nên uy tín, thương hiệu và bản sắc riêng của từng trường. - Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động về văn hóa ứng xử nơi cơng sở và bình xét các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có nhiều thành tích và đóng góp cho cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường sở tại.

- Tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, GV, CNV nhà trường các vấn đề có liên quan đến phát triển văn hóa ứng xử nhà trường.

- Hướng dẫn, đôn đốc các trường xây dựng các mơ hình hay trong phạm vi nhà trường và đề xuất, nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

4.2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT Tân Trụ

- Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, triển khai thực hiện một cách có hệ thống, xây dựng và duy trì các giá trị cốt lõi của nhà trường qua các năm học.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó chú ý đến các khoản chi cho cơng tác xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử nhà trường.

- Phát động các phong trào thi đua xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường thường xuyên, liên tục xuyên suốt qua các năm học.

- Xây dựng không gian văn hóa nhà trường, tạo một bầu khơng khí vui tươi, lành mạnh, thân thiện, cởi mở, mọi người cùng nhau làm việc và phát triển nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần hiệu quả, thiết thực nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp và quảng bá hình ảnh nhà trường.

Người viết

[29]

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tại trường THPT tân trụ, huyện tân trụ, tỉnh long an năm học 2021 2022 (Trang 32 - 34)