Cơ sở vật chất 10 33.3
Khác 2 6.6
Theo đánh giá của GV thì những khó khăn gặp phải trong khi giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ chủ yếu từ phía trẻ, từ phía GV và cơ sở vật chất, những khó khăn này không có sự chênh lệch nhiều. Trong đó khó khăn từ phía trẻ chiếm 60%, khó khăn do cơ sở vật chất chiếm 33.3% và khó khăn từ phía GV chiếm 66.6%.
Những khó khăn về phía trẻ GV cho rằng số trẻ trong lớp quá đông trong quá trình tổ chức các hoạt động với khối lượng thời gian cho phép GV khó bao quát hết các nhóm chơi, cũng như quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ trong quá trình trẻ chơi. Những khó khăn về cơ sở vật chất như đồ dùng đồ chơi của trẻ còn thiếu sự phong phú, và khi GV thay đổi chủ đề chủ điểm thì chủ yếu thêm các tranh ảnh, còn đồ chơi của trẻ thì cũng có thay đổi nhưng còn hạn chế. Khó khăn về phía GV chủ yếu do chương trình giảng dạy vẫn còn nặng nề, mặc dù đã giảm tải, và tạo áp lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động, công việc ở trường cả ngày về nhà phải chuẩn bị giáo án, và đồ dùng đồ chơi vào buổi tối, đồng thời con chăm lo cho hạnh phúc gia đình... và khó khăn lớn nhất theo GV là bản thân còn khó khăn trong việc lựa chọn, tìm kiếm các phương pháp, biện pháp giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ, đồng thời bản thân GV không có nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu các biện pháp và tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động của trẻ.
Bên cạnh đó, GV còn gặp một số khó khăn về sự phối hợp chưa được chặt chẽ của gia đình trẻ trong quá trình giáo dục trẻ, bởi vì số lượng trẻ đông và dẫn đến phụ huynh cũng đông và đa dạng nhiều tầng lớp, hoàn cảnh khác nhau, và hầu hết cha, mẹ các em đều rất bận rộn, không có thời gian chơi chung với trẻ khi trẻ ở nhà.
Bên cạnh những khó khăn kể trên, GV cũng nhận thấy rằng khi giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ cũng có những thuận lợi nhất định. 43.3% GV cho rằng, thuận lợi từ phía nhà trường: được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ GV nhiệt tình. 38.6% GV cho rằng thuận lợi về phía trẻ: trẻ 5-6 tuổi đã có một lượng vốn từ phong phú, và thể hiện tương đối tốt khả năng giao tiếp. So với các lứa tuổi trước, vốn kinh nghiệm sống của trẻ mở rộng hơn và có khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè trong khi chơi. Thuận lợi về cơ sở vật chất như là: lớp học thoáng mát, rộng rãi, đủ đồ chơi...28.0% ý kiến đồng ý.
Bảng 2.8. Vai trò của kỹ năng hợp tác trong trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi
Vai trò của KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5-6 tuổi
Số lượng N= 30
Tỉ lệ %100
1.Tạo sự gần gũi, giảm bớt căng thẳng giữa cô và trẻ 9 30 2.Tạo cảm giác thân thiện với bạn, dễ hoà đồng với bạn
bè 28 93.3
3.Biết tôn trọng, lắng nghe bạn, biết chờ đến lượt 30 100 4.Biết nhường nhịn trong cách chọn vai chơi cùng bạn 26 86.6 5.Trẻ nhận ra khả năng của mình để chọn vai chơi phù
hợp 20 66.6
6.Trẻ biết giải quyết xung đột trong quá trình chơi 21 70 Bảng 2.8 cho kết quả kỹ năng hợp tác có nhiều vai trò trong TCĐVTCĐ. Trong đó 30/30 GVMN cho rằng kỹ năng hợp tác biết tôn trọng bạn, lắng nghe bạn, biết chờ đến lượt chiếm tỉ lệ cao nhất 100%. Khi trẻ hợp tác trong TCĐVTCĐ đó là cơ hội giúp trẻ dễ hòa đồng, hòa nhập với nhau, trẻ dễ kết bạn, kết nhóm, cùng vui cười để thực hiện yêu cầu của TCĐVTCĐ, kỹ năng hợp tác có vai trò giúp trẻ tạo cảm giác thân thiện với bạn, dễ hòa đồng với bạn 28/30 chiếm tỉ lệ 93.3%.
86.6 % GVMN lại chọn kỹ năng hợp tác biết nhường nhịn trong cách chọn bạn làm thủ lĩnh trò chơi. Đây là điều hiển nhiên khi trẻ đã thống nhất trong nhóm sẽ tuân thủ theo một trẻ thủ lĩnh tích cực trong nhóm, biết khởi xướng các nội dung chơi, và thay đổi cách chơi theo sự sáng tạo của trẻ:
Kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCĐVTCĐ được biểu hiện khi trẻ biết cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong quá trình chơi theo hướng tích cực có 21/30 GVMN tỉ lệ 70%. Trong khi chơi trẻ rất dễ xảy ra xung đột, có khi dẫn đến đánh nhau, va chạm, mạnh tay vì lý do tranh giành vai chơi, làm thủ lĩnh trò chơi, ....thì trẻ hay đổi lỗi cho nhau. GVMN can thiệp hướng trẻ xử lý tình huống giải quyết xung đột bằng cách gợi ý bằng câu hỏi, đưa ra yêu cầu đối với trẻ, (ví dụ : giáo viên gợi ý cho trẻ biết nhường bạn, chơi oản tù tì để sự có lựa chọn công bằng, cùng bàn luận vai chơi và đổi vai chơi theo thỏa thuận giữa các trẻ với nhau...)
Con số 30% GVMN nhận thức kỹ năng hợp tác giúp tạo sự gần gủi, giảm bớt căng thẳng giữa cô và trẻ chiếm tỉ lệ ít nhất, nhưng cũng phản ánh được sự nhận thức sâu sắc của một số GVMN về vai trò của kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong
TCĐVTCĐ. Vì thế trong khi tác động biện pháp, GVMN cần lưu ý về thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ điệu bộ, nét mặt
của GV khi tổ chức giáo duc kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ. Vì nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, GV gần gủi, thân thiện, vui tươi, hóm hỉnh trong trong cách tổ chức, đây là cách GV làm gương cho trẻ.
Bảng 2.9. Ý kiến đề xuất biện pháp của GV về việc giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5-6 tuổi
STT Đề xuất, kiến nghị biện pháp Số lượng
N=30
1 Khuyến khích trao đổi với bạn trong nhóm chơi 28
2 Giáo viên cùng chơi với trẻ nhút nhát, trẻ dư cân, béo
phì 27
3 Giáo viên khuyến khích trẻ tích cực chơi chung cùng trẻ
thụ động 25
4 Thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích 20 Qua bảng 2.9 thấy đựơc kết quả như sau:
Biện pháp giáo viên khuyến khích trẻ tích cực chơi cùng trẻ thụ động vào cùng nhóm chơi có 28/30 GVMN đề xuất tỉ lệ 85%, nhằm tăng khả năng giao tiếp cho trẻ khi hợp tác, và trẻ được ôn luyện kỹ năng hợp tác qua nhiều nhóm chơi khác nhau. Đặc biệt
biện pháp thường xuyên tổ chức, hướng dẫn cho trẻ tự nghĩ ra nội dung chơi mới trên trò chơi cũ, biện pháp này chỉ có 33/80 tỉ lệ 41.25% GVMN đề xuất, nhưng nó có vị trí quan trọng giúp trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo, nhạy bén khi hợp tác chơi cùng nhau.
Qua nhiên cứu thực trạng cho thấy GVMN áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.
Bảng 2.10. Nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5-6 tuổi
Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng
Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 18 60 Sự tích cực, chủ động của bản thân trẻ khi chơi 20 66.6
Môi trường chơi 25 83.3
Biện pháp giáo dục của GV trong quá trình chơi 28 93.3
Diện tích lớp học 18 60
Đồ dùng đồ chơi 20 66.6
Kỹ năng giao tiếp của trẻ 22 73.3
Kinh nghiệm sống của trẻ 5 16.6
Qua bảng 2.10. cho thấy nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5-6 tuổi có 28/30 GV đề xuất yếu tố “biện pháp giáo dục của GV trong tổ chức trò chơi” ảnh hưởng cao nhất chiếm 93.3% KNHT của trẻ, đều này cho thấy chính biện pháp của GV làm thay đổi nhận thức chơi, đến hành động chơi của trẻ.
GV càng theo dõi trẻ chơi nhiều và có kế hoạch giáo dục để phát triển KNHT ở trẻ thì hiệu quả giáo dục này càng cao. Bên cạnh đó thì “môi trường chơi” là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ hai sau “biện pháp tác động của GV” chiếm 83.3%. Môi trường được đánh giá là “người thầy thứ 3” sau cô giáo và gia đình. Việc cô giáo quan tâm thiết kế môi trường chơi cho trẻ để tạo các tình huống hấp dẫn trẻ chơi, đồng thời đồ dùng đồ chơi GV chuẩn bị mang nét gần gũi với cuộc sống, phong phú là điều hấp dẫn trẻchơi và nảy sinh ý tưởng chơi. Đặc điểm tâm, sinh lí của từng cá nhân trẻ cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục KNHT cho trẻ, tuy nhiên so với các yếu tố đã phân tích trên thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là thấp nhất có 5/20 vì trẻ 5-6 tuổi đã bộc lộ rõ những nét tính cách riêng biệt, vốn kinh nghiệm của trẻ nhiều và trẻ tự tin mạnh dạn hơn các độ tuổi trước.
Đặc biệt là kĩ năng giao tiếp phát triển tốt. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ phát triển về tâm, sinh lí chậm hơn so với tuổi, và điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động trong nhóm chơi nói chung, cũng như tốc độ hình thành và phát triển KNHT của cá nhân trẻ nói riêng. Và khi quan sát trẻ đề tài nhận thấy rằng, đặc điểm sinh lí của từng cá nhân trẻ, ảnh hướng nhiều đến việc giáo dục KNHT cho trẻ, thường những bé nào thuộc loại thần kinh hăng hái thì tiếp thu nhanh hơn sự chỉ dẫn của cô hơn các bạn thuộc loại hình thần kinh yếu.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như: diện tích lớp học; đồ dùng đồ chơi; kĩ năng giao tiếp của trẻ; kinh nghiệm sống của trẻ cũng có ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Bảng 2.11. Các biện pháp giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5- 6 tuổi của GV mầm non và mức độ sử dụng
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
STT Biện Pháp N=30 Tỉ lệ % N=30 Tỉ lệ% N=30 Tỉ lệ %
1 Đảm bào đủ không gian
chơi đóng vai cho trẻ 17 56.6 22 73.3 20 66.6
2 Lập kế hoạch chơi cho
trẻ 16 53.3 27 90 11 36.6
3 Hướng dẫn trẻ cùng
nhau làm đồ chơi 14 46.6 24 80 12 40
4 Khuyến khích trẻ đưa ra
ý tưởng trước khi chơi 19 63.3 18 60 9 30
5 Xây dựng chủ đề chơi,
nội dung chơi phong phú 29 96.6 14 46.6 10 33.3
6 Theo dõi trẻ chơi và kịp
thời giải quyết xung đột 17 56.6 25 83.3 8 26.6
7
Hướng dẫn trẻ phối hợp hành động với nhau khi chơi
14 46.6 25 83.3 12 40
8 Khuyến khích trẻ lắng
nghe ý kiến của nhau 20 66.6 23 76.6 8 26.6
9 Khen ngợi trẻ khi trẻ có
10 Thường khen trẻ khi kết
thúc trò chơi 24 80 20 30 5 16.6
Từ việc khảo sát ý kiến GV về các biện pháp giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ mà GV đã sử dụng , sau khi khảo sát đề tài thống kê lại các biện pháp giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ mà nhiều GV sử dụng nhấtvà tiếp tục khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp này của GV (thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi…), đề tài thu được kết quả, thể hiện trên bảng 2.9
Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, GV thường sử dụng các biện pháp sau đây để giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ 5-6 tuổi:
o Xây dựng chủ đề chơi và nội dung chơi phong phú o Thường khen trẻ khi kết thúc trò chơi
o Khuyến khích trẻ lắng nghe ý kiến của nhau o Theo dõi trẻ chơi và kịp thời giải quyết xung đột
GV thỉnh thoảng và hiếm khi sử dụng các biện pháp như là: o Khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng trước khi chơi
o Lập kế hoạch chơi cho trẻ
o Hướng dẫn trẻ phối hợp hành động với nhau o Đảm bảo không gian chơi đóng vai cho trẻ
Cụ thể, với từng biện pháp được GV sử dụng nhiều nhất, ý đồ sử dụng của GV cụ thể như sau:
- Xây dựng chủ đề chơi, nội dung chơi phong phú
Kết hợp quan sát GV thực hiện biện pháp cho thấy, đối với trò chơi đóng vai có chủ đề, GV thường chọn các chủ đề chơi như chủ đề gia đình, bệnh viện, bán hàng... Ngoài ra, GV cũng tổ chức thêm các chủ đề khác như chủ đề trường tiểu học, cửa hàng uốn tóc, cấp dưỡng... Đồng thời GV xây dựng nội dung và xác định nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động và lên kế hoạch thực hiện phù hợp.
- Khuyến khích trẻ lắng nghe ý kiến của nhau
Trong khi chơi, nhiều khi la hét, hỏi han nhau không được nhẹ nhàng, làm cho lớp học ồn ào, cô thường xuyên nhắc nhở trẻ phải biết lắng nghe nhau trong khi chơi, nghe không hiểu hỏi lại bạn một cách nhẹ nhàng. Khi bạn hỏi lại cũng phải trả lời một cách nhẹ nhàng, để tạo không khí hợp tác trong lớp.
- Theo dõi trẻ chơi và kịp thời giải quyết xung đột cho trẻ GV luôn gần gũi với trẻ. Khi thấy có biểu hiện xung đột xảy ra thì GV kịp thời nhắc nhở trẻ, hoặc giúp trẻ giải quyết những vướng mắc đó một cách thoả đáng, làm cho xung đột dịu xuống, thảo luận một cách bình tĩnh với thái độ xây dựng. Và theo GV, làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ có hứng thú tham gia vào cuộc chơi, có tinh thần hợp tác với mọi người để thực hiện nhiệm vụ chung.
- Thường khen trẻ khi kết thúc trò chơi
Khi trẻ chơi xong cô nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi sau đó cô sẽ nhận xét từng nhóm chơi, nhóm nào chơi vui vẻ, hợp tác với nhau không xảy ra xung đột sẽ được cô khen trước cả lớp và ngược lại.
Kết quả điều tra cho thấy GV thường quan tâm tới những biện pháp tác động chung khi tổ chức trò chơi cho trẻ như: Xây dựng chủ đề chơi, nội dung chơi phong phú; quan tâm tới việc phân công nhiệm vụ chơi của trẻ. GV cũng đã chú ý tới những biện pháp tác động để giáo dục KNHT cho trẻ trong trò chơi ĐVCCĐ như khuyến khích trẻ lắng nghe nhau; theo dõi trẻ chơi và kịp thời giải quyết xung đột.
Tuy nhiên những biện pháp này chưa đi sâu vào mục đích giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ, mà chỉ đi vào sự tương tác bề nổi trong quan hệ giao tiếp khi hoạt động cùng nhau của trẻ, trong khi bản chất của hợp tác vượt qua sự tương tác, đó là sự phối hợp hành động. Có rất nhiều biện pháp mang tính đặc thù của việc giáo dục KNHT trong TCĐVCCĐ cho trẻ như: Khuyến khích trẻ làm đồ chơi cùng nhau; Hướng dẫn trẻ nhiều cách phối hợp hành động cùng nhau... lại ít được GV quan tâm sử dụng.
Việc nhận xét, đánh giá, củng cố của GV có ảnh hưởng đến sự phát triển KNHT cho trẻ. Lời nhận xét của GV có thể kích thích trẻ tăng cường hợp tác với nhau hoặc ngược lại. Khảo sát cho thấy, hầu hết nhiều GV đều thực hiện việc đánh giá, nhận xét trẻ sau khi chơi, tuy nhiên có thể thấy cách đánh giá, nhận xét đó chưa thật sự hiệu quả. GV ít chủ ý tới việc nhân xét đánh giá để kích thích KNHT của trẻ mà chỉ dừng lại ở việc nhận xét toàn buổi chơi.
Từ khảo sát thực trạng về phía GV, có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Thứ nhất: Hầu hết các GV đều ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNHT cho trẻ 5 -6 tuổi trong nhà trường mẫu giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau như phát triển sự hòa đồng ở trẻ, tăng cường sự tự tin trong giao tiếp, phát huy khả năng điều phối, lãnh đạo và ý thức khẳng định mình trong tập thể, cũng như góp phần rèn luyện và hoàn thiện nhân cách ở trẻ. Việc ý thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng hợp tác ở trẻ MN là điều kiện thúc đẩy các GV hiện thực, cụ thể hóa vào việc
thiết kế hoạt động chơi, cũng như mục tiêu của các hoạt động và các biện pháp giáo