MAhoa trinh do van hoa trung binh

Một phần của tài liệu Điều tra kinh tế xã hội của các hộ gia đình khai thác hải sản ở phường vĩnh nguyên, vĩnh trường, xương huân (Trang 33 - 39)

MA hoa trinh do van hoa trung binh

Trung hoc co so Trinh do tieu hoc

P e rc e n t 100 80 60 40 20 0

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng số 55 hộ gia đình thì:

-Số hộ gia đình có trình độ văn hoá trung bình ở bậc tiểu học là 48 hộ chiếm 87.3%,

-Số hộ gia đình có trình độ văn hoá trung bình ở bậc trung học cơ sở là 7 hộ chiếm 12.7%.

Như vậy, trình độ văn hoá trung bình của các hộ gia đình chủ yếu là ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, so với phường Vĩnh Nguyên thì số lượng gia đình có trình độ văn hóa trung bình ở bậc Trung học cơ sở đã có tăng lên. Điều này chứng tỏ các cấp chính quyền ở địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc vận động, khuyến khích các thành viên nâng cao trình độ văn hóa của mình, để từ đó họ có thể tiếp thu nhanh nhạy hơn những kiến thức và kỹ thuật khai thác cũng như quyền lợi của họ trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi, quản lý nghề cá.

II.3.3 Thời gian tham gia khai thác của các thành viên:

Bảng 32: Tổng hợp thời gian tham gia khai thác của cac thành viên

Thời gian tham gia khai thác Số hộ gia đình Tỷ trọng (%)

Từ dưới 10 năm 6 10.9

Từ trên 10 đến 15 năm 18 32.7

Trên 15 năm 31 56.4

Thoi gian tham gia khai thac

Thoi gian tham gia khai thac

Tren 15 nam Tu tren 10 - 15 nam <=10 nam P e rc e n t 60 50 40 30 20 10 0

Hình 17: Biểu đồ tổng hợp thời gian tham gia khai thác của các thành viên

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy trong 55 hộ gia đình thì có 6 hộ chiếm 10.9% có các thành viên có thời gian tham gia khai thác trung bình từ dưới 10 năm, 18 hộ chiếm 32.7% có các thành viên có thời gian tham gia khai thác trung bình từ trên 10 năm đến 15 năm, 31 hộ chiếm 56.4% có các thành viên tham gia khai thác trung bình trên 15 năm.

Như vậy, ở phường Vĩnh Trường các gia đình có thành viên có thời gian tham khai thác trung bình trên 15 năm chiếm đại đa số, do đó họ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm đánh bắt.

II..4.Thực trạng kinh tế xã hội của các hộ gia đình khai thác hải sản ở phường Xương Huân:

Địa danh “Xương Huân” bắt nguồn từ chữ Cù Huân, tiếng chăm đọc là Cù Hà Ra (Kcucthara) là vùng đất ven biển chạy từ vùng biển Đồng Đế (nay phường Vĩnh Hải) đến Cửa Bé (nay phường Vĩnh Trường).

Nguyên ngày xưa phần đất từ Đại Lãnh đến Phiên Lang (Phan Rang) gọi là Cù Hà Ra thuộc nước Chiêm Thành. Năm 1653 vua Chiêm nhường lại Việt Nam và đổi tên thành Dinh Thái Khương.Từ đó người Việt Nam vào sống rải rác ven biển Cù Huân để làm nghề chài lưới và ngày càng được tập trung đông nên

làng xóm được hình thành và lấy tên là làng Cù Huân gồm có 2 xóm là xóm Bóng và xóm Hà Ra.

Dân số ngày càng đông nên sinh hoạt cộng đồng ngày càng phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, do cách sông nên làng Cù Huân tách ra làm 2 làng mới: Làng bên kia sông lấy chữ Cù thêm chữ Lao thành làng Cù Lao (là cần cù, chịu khó, siêng năng), làng bên này sông lấy chữ Huân thêm chữ Xương ở trước thành Xương Huân (là công nghiệp lớn đẹp). Xương Huân gồm các xóm:Xóm Cồn,Xóm Lách, Xóm Hà Ra.

Làng Cù Lao và làng Xương Huân là 2 làng có đầu tiên từ khi đất Cù Hà Ra thuộc Việt Nam,tiếp đến là làng Vạn Thanh,Phương Câu và Phương Sài.

Năm 1886, thực dân Pháp chiếm đóng Khánh Hoà lấy làng Xương Huân, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Câu ghép thành thị trấn Nha Trang và đóng trụ sở để cai trị tại vùng biển Cù Huân.

Năm 1924 làng đổi tên thành phường và phường thứ nhất là phường Xương Huân.

Năm 1944 thị trấn Nha Trang đổi thành thị xã.

Năm 1956 bỏ qui chế thị xã và chia Nha Trang làm 2 xã: xã Nha Trang Đông (có phường Xương Huân) và Nha Trang Tây.

Thời kỳ xâm lược của đế quốc Mỹ, Nha Trang thay đổi nhiều lần, đến năm 1970 xã Nha Trang Đông và NhaTrang Tây nới rộng thêm ra vùng lân cận và đổi thành 2 quận, quận I và quận II. Phường Xương Huân đổi thành phường Duy Tân thuộc quận I.

Năm 1975 sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đến năm 1976 phường Duy Tân được tách ra làm 2 phường: Xương Huân trở về với tên gốc và Lộc Thọ là phường mới hình thành.

Cho đến nay phường Xương Huân vẫn còn tên gọi là phường Xương Huân và được quyết định thành lập năm 1976.

Năm 1975 đến 1977 cơ quan UBND phường Xương Huân đóng tại số 8 Hàn Thuyên. Năm 1978 đến 1980 đóng tại số 10 Bến Chợ. Năm 1981 đến 1993 đóng tại số 31 xóm cồn. Năm 1993 đến nay trụ sở UBND phường Xương Huân đóng tại số 8 Hàn Thuyên.

Phường Xương Huân có dân số trên 14.000 người trong đó 2/3 làm nghề biển, 1/3 là cán bộ CNVC và lao động phổ thông, có 7 khóm và 33 tổ dân phố.

Với quỹ thời gian có hạn và trong khả năng của mình, trong đợt thực tập này em tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của các hộ ngư dân ở phường gồm những vấn đề sau :

1. Số thành viên trong mỗi gia đình 2. Trình độ văn hoá của các thành viên

3. Thời gian tham gia khai thác của các thành viên 4. Tình hình tài chính của các hộ gia đình

5. Công suất máy của tàu các nghề 6. Tình hình đánh bắt của các hộ gia đình 7. Quan điểm và nhận thức của các hộ gia đình 8. Mức tiêu thụ các của các hộ gia đình

II.4.1 Số thành viên trong hộ gia đình :

Bảng 57: Điều tra số thành viên trong hộ gia đình

Số thành viên trong hộ gia đình (người) Số hộ gia đình Tỷ trọng (%)

4 3 3.8 5 13 16.3 6 22 27.5 7 18 22.5 8 10 12.5 9 7 8.8 10 4 5 11 2 2.5 12 1 1.3 Tổng cộng 80 100

So thanh vien trong gia dinh

So thanh vien trong gia dinh

1211 11 10 9 8 7 6 5 4 P e rc e n t 30 20 10 0

Hình 26: Biểu đồ số thành viên trong hộ gia đình Bảng 58: Tổng hợp số thành viên trong hộ gia đình

Số thành viên trong hộ gia đình Số hộ gia đình Tỷ trọng (%)

Dưới 5 thành viên 3 3.8

Từ 5 đến 9 thành viên 70 87.5

Từ 10 thành viên trở lên 7 8.8

Một phần của tài liệu Điều tra kinh tế xã hội của các hộ gia đình khai thác hải sản ở phường vĩnh nguyên, vĩnh trường, xương huân (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)