Giải pháp đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 576698331 (Trang 40 - 44)

5. Bố cục của nghiên cứu

3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Đây là cơ hội để cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Madagascar cùng hỗ trợ lẫn nhau và bứt phá để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Madagascar có thể xây dựng mối quan hệ đầu tư, liên kết, tạo điều kiện trau dồi kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân công chất lượng cao, các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc sản xuất. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm cách cải tiến, phát triển sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người dân Madagascar và ngược lại.

Xây dựng các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại, với các tiêu chí cụ thể, thông qua tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp Mỹ Latinh sang Việt Nam khảo sát thị trường, thiết lập quan hệ trực tiếp.

Đào tạo, bồi dưỡng, chọn cán bộ vững chuyên môn, thạo ngoại ngữ (tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) đi công tác thương vụ. Đảm bảo đủ biên chế nhân sự cho các

thương vụ, tăng kinh phí và cơ sở vật chất để đại diện thương mại hoạt động hiệu quả. Mở thêm các thương vụ mới ở những nước quan trọng.

Đôn đốc, hỗ trợ thực hiện dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, làm đột phá khẩu cho các dự án đầu tư khác một số nước Nam Mỹ có tiềm năng du lịch; nghiên cứu khả năng tham gia vào các dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, hạ tầng giao thông; tham gia phần xây dựng thuộc các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực.

Nghiên cứu, xây dựng chương trình và dự án hợp tác với; đáp ứng quan tâm của đối tác muốn tranh thủ tiềm năng, kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp nhằm góp phần tăng cường quan hệ toàn diện nói chung.

KẾT LUẬN

Trong Đàm phán Kinh tế quốc tế, những khác biệt về văn hóa tạo nên một thách thức lớn cho các nhà đàm phán, đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tính mềm dẻo thì mới có thể vượt qua. Khả năng đánh giá được các khác biệt văn hóa và điều khiển được đúng cách là yếu tố quan trọng giúp các cuộc đàm phán trong kinh tế quốc tế thành công. Các đoàn đàm phán của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ càng hiểu và thích ứng với nhau thì

bầu không khí đàm phán càng thuận lợi, các bên càng thấy rõ lợi ích chung và càng sẵn lòng hợp tác để đôi bên cùng có lợi.

Cũng như nhiều quốc gia Châu Phi khác, lịch sử phát triển của đất nước Madagascar đã trải qua biết bao thăng trầm, chịu sự xâm chiếm của thực dân và đứng lên đấu tranh để giành độc lập. Bài viết đã chứng minh Madagascar là nơi có nền văn hóa vô cùng đa dạng và là nơi hội tụ của các nền văn hóa mang nhiều bản sắc. Với tất cả những thế mạnh văn hóa của mình, trong tương lai không xa, Madagascar chắc chắn sẽ nhanh chóng phát triển và khẳng định vị thế trên trường quốc tế nói chung và trong khu vực Châu Phi nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hoàng Đức Nhuận, Chính sách thương mại và đầu tư của Madagasca

http://vietnamexport.com/chinh-sach-thuong-mai-va-dau-tu-cua-madagascar/ vn2520250.html

Văn hóa Madagascar, https://vi.history-hub.com/van-hoa-madagascar

Mai Nguyễn Thùy Dương (2008), quan hệ Việt Nam với các nước Châu Phi,

https://123docz.net/document/1306871-khoa-luan-tot-nghiep-quan-he-thuong-mai-giua- viet-nam-va-cac-nuoc-chau-phi.htm

TTXVN/Báo Tin tức, Mốc son mới trong quan hệ hợp tác truyền thống Việt Nam –

Madagascar, https://baotintuc.vn/thoi-su/moc-son-moi-trong-quan-he-hop-tac-truyen- thong-viet-nam-madagascar-20180327132106355.htm

Việt Cường/VOV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Madagascar,

https://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-hoi-dam-voi-tong-thong- madagascar-572548.vov

Một phần của tài liệu 576698331 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)