Hướng nghiên cứu sau đề tài

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 57)

Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục một số hướng nghiên cứu cho công trình khác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học toán phát triển NL GQVĐ&ST cho HS lớp 4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Tiến Đạt (2018), Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

2. Trần Thị Huế (2018) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua một số bài tập chương nhóm Nitơ (Hóa học 11 nâng cao). Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 194-199.

3. Vũ Quốc Chung (2007). Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm), NXB Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

5. Hoàng Thị Thanh (2019) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở miền núi phía Bắc thông qua các bài toán hình học có nội dung gắn với thực tiễn. Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 36-41.

6. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lí học (Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP12+2), Hà Nội: NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thị Kim Thoa (2015) Dạy toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 671, trang 89-96. 8. Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

9. Thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT

VỀ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC TOÁN DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Kính chào quý thầy/cô! Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học Toán cho học sinh lớp 4. Để thực hiện đề tài này rất mong quý thầy cô giúp đỡ. Các câu hỏi này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và đảm bảo bí mật hoàn toàn ý kiến của quý thầy cô.

--- Khoanh vào trước chữ cái trước câu trả lời mà thầy/ cô cho là đúng.

Câu hỏi 1: Theo thầy /cô, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NL GQVĐ&ST) là gì?

a. NL GQVĐ&ST của HS là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân khác của HS để thực hiện hoạt động giải quyết vấn đề.

b. NLGQVĐ&ST của HS là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề; nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy độc lập. c. NLGQVĐ&ST là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường

Câu hỏi 2: Theo thầy/cô đâu là những thành tố của NL GQVĐ&ST?

a. Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất và lựa chọn giải pháp: ; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập. b. Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học; Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra; Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.

c. Năng lực hiểu vấn đề; Năng lực tìm ra giải pháp; Năng lực thực hiện giải pháp; Năng lực nghiên cứu sâu giải pháp.

Câu 3: Theo thầy/cô, quy trình dạy học nào phát triển được NL GQVĐ&ST trong dạy học Toán cho HS lớp 4.

a. Đặt vấn đề → Tạo tình huống toán học có vấn đề → Giải quyết vấn đề → Kết luận vấn đề.

b. Phát hiện vấn đề → Tìm hiểu vấn đề → Xác định lược đồ GQVĐ → Tiến hành GQVĐ đưa ra lời giải → Phân tích, khai thác lời giải.

c. Phát hiện vấn đề → Tìm hiểu và làm rõ vấn đề → Xác định mô hình toán học của vấn đề → Giải quyết vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập → Thể hiện và đánh giá lời giải.

Câu 4: Thầy/ cô có thường xuyên sử dụng các phương pháp/ cách thức dạy học để phát triển NL GQVĐ&ST trong dạy học Toán cho HS lớp 4 không? Đó là những phương pháp/ cách thức nào? a. Thường xuyên. ... b. Thỉnh thoảng ... c. Không sử dụng ...

Câu hỏi 5: Theo thầy/ cô, NL GQVĐ&ST có ý nghĩa như thế nào đối với HS và chất lượng giáo dục?

... ... ...

Câu hỏi 6: Theo thầy/cô, trong công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, việc phát triển NL GQVĐ&ST trong dạy học Toán cho HSTH có cần thiết?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Không cần thiết

Câu 7: Thầy cô có kiến nghị gì về biện pháp để phát triển phát triển NL GQVĐ&ST trong dạy học Toán cho HS lớp 4?

... ... ...

---

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! Chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ ĐỐI VỚI MÔN TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO TRONG

MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 4

---

Khoanh/ X vào đáp án mà em cho là phù hợp

Câu 1: Em có biết thích học môn Toán không?

Có Không

Câu 2: Em thích học nội dung nào trong môn Toán nhất? (có thể khoanh vào nhiều ô và chỉ khoanh nếu em thích học môn Toán)

a. Số học (số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên,…) b. Đại số (các bài toán chứa chữ, tìm thành phần chưa biết)

c. Đại lượng và đo đại lượng (các đơn vị đo khối lượng, đơn bị đo thời gian và các bài toán liên quan)

d. Hình học (các bài toán liên quan đến góc, các hình học) e. Các bài toán có lời văn

Câu 3: Cho bài toán: Một cửa hàng bán vải. Ngày thứ nhất bán được 135m vải. Ngày thứ 2 bán được gấp đôi ngày thứ nhất. Ngày thứ 3 bán được ít hơn ngày thứ nhất 15m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?

Đọc bài toán và trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định đề bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì?

- Đề bài cho biết:………

……… - Đề bài yêu cầu tìm: ……….

2. Bài toán thuộc dạng toán nào?

a. Bài toán rút về đơn vị b. Tìm số trung bình cộng c. Bài toán về gấp lên một số lần

3. Để giải được bài toán dạng này, chúng ta cần xác định những yếu tố nào?

b. Tổng số ngày bán

c. Tổng số mét vải bán được và tổng số ngày bán

4. Theo em, đâu là cách giải đúng cho bài toán trên, vì sao em chọn đáp án đó ?

(Ví dụ: Em chọn đáp án a vì đề bài đã cho biết số vải bán được ngày thứ nhất là 135m, ngày thứ ba là 15m, còn ngày thứu 2 chưa biết, nên phải đi tìm ngày thứu 2 trước, sau đó mới áp dụng công thức để tìm số vải trung bình mỗi ngày bán )

a. Tìm số mét vải của ngày thứ hai → Tìm số vải trung bình bán được mỗi ngày

...

...

b. Tìm số mét vải của ngày thứ hai → Tìm số mét vải của ngày thứ ba→ Tìm tổng số vải bán được trong 3 ngày. ...

...

c. Tìm số mét vải của ngày thứ hai → Tìm số mét vải của ngày thứ ba→ Tìm số vải trung bình bán được mỗi ngày ...

4. Em hãy giải bài toán trên. Bài giải ... ... ... ... ... ... ... ... --- Cảm ơn các em! Chúc các em học tập thật tốt!

PHỤ LỤC 3:

BẢNG HỎI XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính chào các chuyên gia! Nhóm chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài liên quan đến Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học toán cho học sinh lớp 4. Dưới đây là bảng đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp khi đưa vào giảng dạy thực tế. Mong nhận được những đánh giá góp ý từ các chuyên gia.

STT BIỆN PHÁP TÍNH PHÙ HỢP TÍNH HIỆU QUẢ Chưa phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Chưa hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả 1 Biện pháp 1: Tổ chức các buổi tập huấn với chuyên đề phát triển NL GQVĐ&ST trong dạy học toán cho HS lớp 4 dành cho GVTH.

2

Biện pháp 2: Tạo ra các tình huống có vấn đề gắn

kiến thức toán học với thực tiễn trong công tác dạy học toán cho HS lớp

4

3

Biện pháp 3: Lồng ghép quy trình dạy học phát

triển NL GQVĐ&ST trong dạy học Toán cho

HS lớp 4 vào kế hoạch dạy học theo định hướng

năng lực của người học.

Phần nhận xét các biện pháp từ chuyên gia:

... ... ... ... ... ... Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia!

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)