4. Những đóng góp mới của đề tài
3.1. Quy trình xây dựng cấu trúc các bài thí nghiệm chủ đề Động vật học – môn KHTN
KHTN trên Moodle
Quy trình xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm chủ đề Động vật học – môn KHTN trên Moodle gồm 6 bước:
Sơ đồ 3. Quy trình xây dựng cấu trúc và nội dung dạy học các bài thí nghiệm trên Moodle
Bước 1: Phân tích cấu trúc các bài thí nghiệm trong chủ đề Động vật học.
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề và mục tiêu cần đạt được trong các bài thí nghiệm khi sử dụng Moodle.
Bước 3: Xác định nội dung và cấu trúc cho từng thí nghiệm tương ứng với mục tiêu dạy học.
Bước 4: Thu thập, chọn lọc nguồn dữ liệu, học liệu liên quan đến chủ đề.
Bước 5: Thiết kế bài thí nghiệm trên trang web học tập.
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện bài thí nghiệm trên trang web học tập.
16
Bước 1:Phân tích cấu trúc các bài thí nghiệm trong chủ đề Động vật học
Cấu trúc của chủ đề Động vật học lớp 6
Dựa trên các nguồn tài liệu thì chủ đề Động vật học lớp 6 gồm hai nhóm:
- Nhóm I. Nhóm động vật không xương sống; gồm bốn loài (Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp).
- Nhóm II. Nhóm động vật có xương sống; gồm năm loài (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).
Dựa vào cấu trúc trên, tôi đã chọn ba loài (Giun, Cá, Lưỡng cư) trong chủ đề Động vật học lớp 6 để xây dựng các bài thí nghiệm sau:
- Bài thí nghiệm số 1: Khả năng diệu kì của Giun đất trong ngành Nông nghiệp. - Bài thí nghiệm số 2: Chống ô nhiễm tiếng ồn – tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản. - Bài thí nghiệm số 3: Thiết kế máy bơm nước tự động cho bể cá mini.
Và đó cũng là những bài thí nghiệm cần xây dựng để hỗ trợ cho HS và GV. Phân tích cấu trúc của các bài thí nghiệm gồm có các phần chính:
Bảng 3.1. Cấu trúc của các bài thí nghiệm
Chủ đề Tên thí nghiệm Cấu trúc
Giun đất – Món quà từ thiên nhiên
Khả năng diệu kì của Giun đất trong ngành Nông nghiệp
- Cơ sở lý thuyết - Dụng cụ thí nghiệm
- Cách sử dụng dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
- Những điều cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm
Lưỡng cư - Ếch “ộp” Chống ô nhiễm tiếng ồn – tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản
Cá – Động vật máu lạnh Thiết kế máy bơm nước tự động cho bể cá mini
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề và mục tiêu cần đạt được trong các bài thí nghiệm khi sử dụng Moodle
Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Trong bài học: Lưỡng cư - Ếch “ộp”: Học sinh giải thích được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn – tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản.
17
Xác định mục tiêu cần đạt được Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề học tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động hoàn thành các nội dung trong chủ đề học tập, sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nội dung hay thông tin để trao đổi trên diễn đàn với thầy cô và các bạn học.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách thiết kế thí nghiệm hợp lí và sáng tạo.
Năng lực khoa học tự nhiên
Bảng 3.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Thành phần năng lực Biểu hiện Nhận thức khoa học tự nhiên Cơ sở lý thuyết:
- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn và cấu tạo bên trong của ếch.
- Biết và trình bày được đời sống của loài ếch.
- Phân tích và giải thích hiện tượng liên quan đến tiếng vang: Tiếng kêu của ếch - Giải thích tại sao tiếng kêu của một số loài lưỡng cư nhất là các con đực thường rất vang và to.
- Nhận biết được hai túi kêu của ếch. Nhờ hai túi kêu này mà tiếng kêu của ếch đực được vang đi rất xa.
- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Nhận biết được vào tháng 5 - 11 thì ếch nhái vào mùa sinh sản nên kêu rất to và vang. Ếch nhái thường kêu đến 1-2 giờ sáng sau đó thưa dần vì vậy mà gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Ứng dụng kiến thức về chống ô nhiễm tiếng ồn để làm giảm tiếng ồn do ếch nhái phát ra
Dụng cụ thí nghiệm: Cần liệt kê được các dụng cụ cần thiết cho bài thí nghiệm, chức năng của các dụng cụ là gì.
18
Các bước tiến hành thí nghiệm: Trình bày được những thao tác cơ bản để lắp đặt dụng cụ; xác định được mục đích của bài thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích đó.
Tìm hiểu tự nhiên
Tiến hành được thí nghiệm: Chống ô nhiễm tiếng ồn – Tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng
đã học
Đưa ra được thêm một số ví dụ về vai trò của loài Ếch và các biện pháp bảo vệ chúng.
Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và hứng thú với việc khám phá khoa học tự nhiên.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Ngoài ra, cần trả lời được các câu hỏi như: Mục đích sử dụng phần mềm Moodle để làm gì? Mục tiêu học tập qua Moodle là gì? Mục tiêu đó đã rõ ràng chưa?
Việc xác định mục đích sử dụng phần mềm Moodle sẽ giúp GV xác định được nội dung và cách thức sử dụng Moodle phù hợp nhất.
VD: Sử dụng Moodle để dạy các bài thí nghiệm như một kênh tương tác đa chiều cho các GV và HS.
Họ sẽ giao tiếp với nhau để giải quyết các vấn đề qua kênh như sau:
19
Trong quá trình thiết kế khóa học để đảm bảo tính tương tác tôi lưu ý:
- Các hình ảnh phải được thiết kế sáng, đẹp, rõ nét và màu sắc hài hòa. Các đoạn phim phải quan sát được một cách dễ dàng.
- Cụ thể hóa được những kiến thức lí thuyết cơ bản, đơn giản hóa các kiến thức phức tạp để HS có thể tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Bố trí nội dung hợp lý từ đó gây được sự chú ý, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, từ đó giúp HS khám phá, phát hiện và lĩnh hội những tri thức mới.
- Cách bố trí các nút tương tác phải dễ hiểu, dễ sử dụng.
- Có diễn đàn, phòng họp trực tuyến để HS tương tác với nhau và với GV.
Bước 3: Xác định nội dung và cấu trúc cho từng thí nghiệm tương ứng với mục tiêu dạy học.
Xác định nội dung cho từng thí nghiệm tương ứng với mục tiêu
Bảng 3.3. Nội dung cho thí nghiệm về loài Ếch tương ứng với mục tiêu
Các loại mô – đun Nội dung tương ứng trên phần mềm Moodle
Tạo các mô – đun tài nguyên tĩnh như trang văn bản về các kiến thức trong bài thí nghiệm.
Giới thiệu tổng quát về Ếch (hình 3.3 )
Lý thuyết tập tính giao phối của Ếch (hình 3.4)
Tạo các mô – đun bài thi ( Quiz) để kiểm tra kiến thức của học sinh về lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tương ứng với các mô – đun tài nguyên tĩnh là các trang văn bản vừa tạo phía trên.
Bài kiểm tra trắc nghiệm lý thuyết tổng quan về loài Ếch (10 câu)
(hình 3.5)
Bài kiểm tra trắc nghiệm về dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm (5 câu) (hình 3.6)
Tạo mô – đun tài nguyên tương tác với người khác như diễn đàn.
Diễn đàn trao đổi
Thí nghiệm ảo Chống ô nhiễm tiếng ồn - tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản
20
Tạo các tài nguyên khác
Tóm tắt bài thí nghiệm Tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm trong bài thí nghiệm để học sinh biết được những nội dung chính cần chú ý. (hình 3.8)
Bài đọc thêm Bao gồm các bước tiến để giải phẫu Ếch
(hình 3.9) Video giải phẫu động
vật
Video hướng dẫn cho học sinh sử dụng dụng cụ và tiến hành giải phẫu. (hình 3.10)
21
Hình 3.3. Một phần mô – đun lý thuyết tập tính giao phối của Ếch
22
Hình 3.5. Một phần mô – đun về bài trắc nghiệm dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm
23
Hình 3.7. Mô – đun về tóm tắt bài thí nghiệm
24
Hình 3.9. Mô - đun về video giải phẫu Ếch
Bước 4: Thu thập, chọn lọc nguồn dữ liệu, học liệu liên quan đến chủ đề.
- Khi xác định được nội dung, mục tiêu trọng tâm cần xây dựng, GV lên ý tưởng thiết kế bài thí nghiệm và đồng thời thu thập tài liệu liên quan đến kiến thức Động vật học. GV cần tìm kiếm các đoạn thông tin trong sách giáo khoa, tạp chí ngành Sinh học, Internet …, sau đó biên soạn thành đoạn thông tin phù hợp.
Bước 5: Thiết kế bài thí nghiệm
Dựa vào các nguồn học liệu, tôi xin đề xuất phương án thiết kế mỗi bài thí nghiệm gồm những nội dung chính như sau :
- Tài liệu dạng văn bản hỗ trợ cho người mới bắt đầu tìm hiểu về bài thí nghiệm hay cho học sinh muốn tìm hiểu tổng quát về bài thí nghiệm. Bên cạnh cung cấp lý thuyết về bài thí nghiệm thực hành như mục đích, cơ sở lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm,…thì sau mỗi phần đều có bài kiểm tra nhỏ nhằm cũng cố kiến thức và cuối mỗi bài đều có bài kiểm tra tổng hợp tất cả các kiến thức trên.
- Các bài trắc nghiệm nhỏ cung cấp những bài trắc nghiệm riêng biệt dành cho từng phần, tách nhỏ bài thí nghiệm thực hành thành nhiều kiến thức nhỏ. Với những bài trắc nghiệm này thích hợp cho học sinh kiểm tra lại kiến thức của riêng một phần nào đó ví dụ dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành,…theo nhu cầu của từng học sinh cần cũng cố lại phần kiến thức nào. Sau khi làm xong bài trắc nghiệm nếu học sinh không đạt được số
25
điểm cần thiết thì sẽ có bài viết hỗ trợ về kiến thức phần đó cho học sinh đọc lại để cũng cố thêm kiến thức.
- Các kiến thức liên quan đến bài thí nghiệm như: cơ sở lý thuyết, dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
- Thí nghiệm ảo: Để giúp học sinh hiểu hơn về thí nghiệm thực giúp học sinh định hình về bài thí nghiệm tốt hơn.
- Video giải phẫu động vật: Tùy từng bài thí nghiệm sẽ có thêm link đến video giải phẫu. Video bao gồm nội dung về bài thí nghiệm có giáo viên hướng dẫn, trực tiếp làm thí nghiệm.
- Tóm tắt lí thuyết: Đây là nội dung được cung cấp sau mỗi bài thí nghiệm giúp cho học sinh cũng cố lại kiến thức.
Sau đây xin giới thiệu giao diện của ba bài thí nghiệm được xây dựng trên trang web học tập : bài thí nghiệm số 1, bài thí nghiệm số 2, bài thí nghiệm số 3.
26
27
Hình 3.12. Thí nghiệm số 3: Thiết kế máy bơm nước tự động cho bể cá mini
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện bài thí nghiệm trên trang web học tập
- Chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống bài thí nghiệm lần cuối, cần kiểm tra các sai sót về mặt kiến thức, sự phù hợp của nội dung với mục tiêu ban đầu. Có thể chỉnh sửa lại cấu trúc bài thí nghiệm nếu cần thiết.
28
Bảng 3.4. Kết quả xây dựng hệ thống ba bài thí nghiệm
Chủ đề Nội dung Số lượng
Giun đất – Món quà từ thiên
nhiên
Giới thiệu 1
Diễn đàn trao đổi 1
Trắc nghiệm – Lý thuyết về loài Giun 10 (câu)
Thí nghiệm ảo: Khả năng diệu kì của Giun đất trong ngành Nông nghiệp
1
Trắc nghiệm – Dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm
5 (câu)
Tóm tắt bài thí nghiệm 1
Bài đọc thêm 1
Video giải phẫu Giun đất 1
Lưỡng cư - Ếch “ộp”
Giới thiệu 1
Diễn đàn trao đổi 1
Trắc nghiệm – Lý thuyết về Lưỡng cư (Ếch) 10 (câu)
Tập tính giao phối của Ếch 1
Trắc nghiệm – Tập tính giao phối của Ếch 10 (câu)
Thí nghiệm ảo: Chống ô nhiễm tiếng ồn – tiếng Ếch kêu vào mùa sinh sản
1
Trắc nghiệm – Dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm
5 (câu)
Tóm tắt bài thí nghiệm 1
Bài đọc thêm 1
Video giải phẫu Ếch 1
Giới thiệu 1
29
Cá – Động vật máu lạnh
Trắc nghiệm – Lý thuyết về loài Cá 10 (câu)
Thí nghiệm ảo: Thiết kế máy bơm nước tự động cho bể cá mini
1
Trắc nghiệm – Dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm
5 (câu)
Tóm tắt bài thí nghiệm 1
Bài đọc thêm 1
Video giải phẫu Cá chép 1