XU HƯỚNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG

Một phần của tài liệu tiểu luận QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC NHÓM MẶT HÀNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU (Trang 27 - 33)

- W4 + T7, T8, T9: Vượt qua yếu điểm khả năng

XU HƯỚNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG

Dựa theo luận văn “Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân sang thị trường Châu Âu đến năm 2020“ , ta có định hướng sau:

- Hướng đến năm 2020 phải rà soát đánh giá các điều kiện sinh thái thích nghi với cây cà phê, loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp để tiếp tục duy trì phát triển ổn định bền vững trên diện tích 500,000 ha theo như quyết định 1987/QĐ/BNN - TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.

được trồng trên 460.000 ha chiếm 92% diện tích cà phê cả nước, trồng tập trung 5 tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh Đông Nam Bộ; cà phê Arabica được trồng trên 40.000 ha được trồng tập trung ở Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Lâm Đồng và Kon Tum. - Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu, lắp

đặt dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến với mức độ động hóa.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng mới các nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột và cà phê hòa tan...) với công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao 9a3m bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng.

- Tiếp hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo cà phê hàng hóa tiêu thụ với giá cả hai bên cùng có lợi .

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê hợp đồng tư và tiêu thụ sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng an toàn, có chứng chỉ.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tổ chức cà phê thế giới (ICO) .

Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU Những thuận lợi

- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy

mạnh xuất khẩu cà phê sang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có

được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.

- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà phê như chất lượng, mẫu mã, hương vị, độ an toàn của mặt hàng cà phê...Vì thế tạo cho Việt Nam có một phương cách làm sao để sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Do đó nâng 40 cao trình độ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng

Những khó khăn

- EU gồm 27 thành viên, sẽ có 27 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị trường đó là một điều hết sức khó khăn cho ngành cà phê

- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực tài chính còn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản

phân tán, chưa có một định chuẩn chung trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn trong việc thống nhất về chất lượng , giá cả, cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê.

- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Brasil. Indonesia,…

Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng là 41 khó tính về mẫu mã, thị hiếu; Khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì “thời trang“ là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng thời trang và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được trên thị trường EU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.http://Trademap.org 2. https://toc.123docz.net/document/1325125-cac-doanh-nghiep-xuat- khau- ca-phe-viet-nam.htm 3. https://centurycoffee.vn/thuc-trang-tong-quan-thi-truong-ca-phe-viet- nam- 2019-57-27.html 4. http://www.archcafe.net/vn/360-ca-phe/ly-ca-phe-ngon/phan-biet-cac- loai- ca-phe/

Một phần của tài liệu tiểu luận QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC NHÓM MẶT HÀNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)