Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 43 - 50)

Tuổi Vắc xin Phòng bệnh Liều

(ml)

Đường tiêm

Hậu bị

Sau khi nhập

về 1 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp Sau khi nhập

về 2 tuần Farrowsure

Khô thai +

doramectin 2 Tiêm bắp Sau khi nhập

về 3 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập về 4 tuần Porcilis Bengonia Giả dại + LMLM 2 Tiêm bắp Sau khi nhập

về 5 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp Sau khi nhập về 6 tuần Farrowsure Aftopor Khô thai + LMLM 2 Tiêm bắp Lợn nái Mang thai

được 10 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp Mang thai

được 12 tuần Aftopor LMLM 2 Tiêm bắp

Toàn đàn

Tháng 2, 6 Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Tháng 4, 8, 12 Porcilis

Bengonia Giả dại 2 Tiêm bắp

Tháng 3, 7, 11 Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp

(Nguồn: Phịng Kỹ Thuật cơng ty CP Việt Nam) 3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh

theo mẹ hàng ngày.

- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnhđể chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh.

a. Trên lợn mẹ

 Hội chứng đẻ khó

Một số biểu hiện lợn khó đẻ:

- Lợn mẹ đã vỡ nước ối nhưng khơng có biểu hiện rặn đẻ.

- Lợn mẹ rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng vì khối lượng quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên lợn con khơng ra ngồi được.

- Lợn mẹ kiệt sức do quá trình dặn đẻ nhiều và quá lâu.

 Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng:bệnh xảy ra ở lợn sau khi đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm môn sưng tấy đỏ có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bệnh viêm tử cung ở thể cấp tính.

 Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Ban đầu viêm vú bị ở 2 núm vú sau đó lan ra 6 núm vú; bầu vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái nằm úp xuống sàn ít cho con bú, lợn con thiếu sữa kêu nhiều, chạy vòng quanh mẹ địi bú, lợn con xù lơng gầy nhanh.

- Chẩn đoán: lợn nái bị bệnh viêm vú ở thể thanh dịch. b. Trên lợn con

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

- Lợn con bú ít rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo.

nhanh, cả người và hậu môn thường bị bẩn do dính phân. - Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh.

- Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. - Trong chuồng có hiện tượng lợn nơn ra sữa.

Bệnh viêm phổi

- Với bệnh viêm phổi ở lợn, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 3

ngày nhưng cũng có thể kéo dài lên đến vài tháng và phổ biến ở lợn sau khi cai sữa và trong thời gian vỗ béo chuẩn bị xuất chuồng.

- Khi mắc bệnh, lợn thường xuất hiện một số biểu hiện như chết đột ngột, có bọt và máu tươi xuất hiện ở mồm. Với những con cịn sống sót, chúng thường bỏ ăn, sốt cao, khó thở.

Bệnh viêm khớp

- Thường thấy các khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân sưng phồng lên.

- Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.

3.4.2.4. Phương pháp điều trị

a. Trên lợn mẹ

Xử lý hiện tượng đẻ khó:

Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm oxytocin 2 ml/con. Trường hợp khơng có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: đầu tiên cho lợn mẹ đứng dậy để đổi ngơi thai nếu sau đó lợn chưa đẻ tiến hành can thiệp bằng tay,dùng thuốc sát trùng cơ quan sinh dục của lợn nái, sát trùng tay, dùng gel bơi trơn tay, sau đó đưa tay vào tử cung lợn, nắm lợn con, đưa lợn con ra ngồi. Tùy thuộc vào vị trí thai nằm để lựa cách đưa bào thai ra ngoài. Lưu ý khi đưa lợn con ra ngoài cần tiến hành nhẹ nhàng theo nhịp rặn của lợn mẹ, tránh thô bạo làm tổn thương niêm mạc tử cung lợn mẹ.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicillin: 10 mg/kg thể trọng chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Tiêm vitamin B1, B.complex để trợ sức cho lợn.

Bệnh viêm tử cung

Trang trại đã tiến hành điều trị viêm tử cung ở lợn nái với 2 phác đồ điều trị sau:

- Phác đồ 1:

Thụt rửa tử cung bằng gympax pha 10ml/2l nước/con/lần Tiêm oxytocine: 2ml/con/lần ngày 1 lần.

Tiêm amoxinject L.A(amoxicillin trihydrate với hàm lượng 172,2mg/1ml tương đương amoxicillin 150mg/1 ml), 1ml/10kg TT, tác dụng kéo dài 48 giờ, tiêm bắp cổ. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.

Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. - Phác đồ 2:

Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý(Nacl 0,9%) 2 l/con, ngày 1 lần. Tiêm oxytocine: 2ml/con/lần ngày 1 lần.

Tiêm pendistrep L.A (Thành phần chính là penicillin, streptomycin) 1ml/10kg TT,tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.

Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

Bệnh viêm vú

Phác đồ điều trị:

+ Nếu bị nhẹ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh. Vào vùng vú bị viêm, chườm 3 - 4 lần/ngày.

+ Nếu bị nặng: tiêm analgin: (1 ml/ 10 kgTT/ lần/ ngày). Tiêm vetrimoxin LA: (1 ml/ 10 kgTT/ lần/ 2 ngày).

b. Trên lợn con

Hội chứng tiêu chảy

- Phác đồ điều trị:

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:

Nor - 100: 0,5 ml/ con/ ngày sử dụng tiêm gốc tai. Ceftocin: 1ml/8kg TT tiêm gốc tai 1 lần/ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bệnh viêm phổi

Phác đồ điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:

Tylogenta 0,5 ml/con + dexa 0,5 ml/contiêm gốc tai1 lần/ngày.

Hoặc lincoject 0,5 ml/con + dexa 0,5 ml/con tiêm gốc tai 1 lần/ngày. Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm bromhexine (HCl) 2 ml/con.

Điều trị trong 3 - 6 ngày.

 Bệnh viêm khớp

Phác đồ điều trị:

Tiêm pendistrep L.A 1 ml/10 kg TT/ lần/ ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

-Tỷ lệ nuôi sống:

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = Số lợn còn sống đến cs x 100 Số lợn con sơ sinh

- Tỷ lệ mắc bệnh:

Tỷ lệ mắc bệnh = Số lợn mắc bệnh x 100 Số lợn theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh:

Tỷ lệ khỏi bệnh = Số lợn khỏi bệnh x 100 Số lợn theo dõi

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấmqua 3 năm 2019- 2021

Trang trại chăn nuôi của bà Ngô Thị Hồng Gấm là một trong những trang trại gia cơng có quy mơ cơng nghiệp, với số vốn đầu tư lớn, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trại có kinh nghiệm, trại luôn đạt kết quả cao trong sản xuất. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây:

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm

qua 3 năm 2019 - 6/2021 STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020 Tháng 6/2021 1 Lợn đực giống (con) 21 23 24

2 Lợn nái sinh sản (con) 1.256 1.265 1.270

3 Lợn hậu bị (con) 200 235 282

4 Tỷ lệ đậu thai (%) 89,63 92,01 92,56

5 Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 2,31 2,5 2,72

6 Lợn con chết và loại sau sinh (%) 6,4 6,1 6,1

7 Lợn con (con) 35.065 34.128 35.659

(Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại)

Kết quả bảng 4.1 cho thấy số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt.Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất, vì trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đặc biệt, lợn nái hậu bị tăng lên số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu

liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng là do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống đã kém chất lượng nên công ty phải cung cấp thêm lợn giống đực cho trại.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn ni tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn ni tại trại

Chăm sóc, ni dưỡng là một trong những quy trình khơng thể thiếu của bất kỳ trại chăn ni nào. Chính vì vậy, trong suốt 6 tháng thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về ni dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt... Kết quả thực hiện cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 43 - 50)