Tình hình thừa kế QSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2017 2020 (Trang 62 - 65)

a. Tình hình thừa kế QSDĐđất ở

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: trường hợp STT Phường Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng 1 Thượng Cát 28 25 17 26 96 2 Liên Mạc 24 22 31 27 104 3 Thụy Phương 29 24 29 31 113 4 Minh Khai 22 27 28 32 109 5 Tây Tựu 27 19 28 41 115 6 Xuân Đỉnh 19 25 30 24 98 7 Xuân Tảo 27 25 18 23 93 8 Đông Ngạc 24 27 31 36 118 9 Đức Thắng 19 25 27 26 97 10 Cổ Nhuế 1 41 27 31 29 128 11 Cổ Nhuế 2 28 25 26 32 111 12 Phúc Diễn 32 27 33 32 124 13 Phú Diễn 25 27 33 36 121 Tổng cộng 345 325 362 395 1.427

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm, 2020)

Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị- xã hội.

Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết đi để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Luật đất đai năm 1993 trở đi, Nhà nước thừa nhận QSDĐ có giá trị và cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng rộng rãi theo quy định của pháp luật. Từ đó người sử dụng đất xem đây là một tài sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền để thừa kế. Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự

Giai đoạn 2017-2020 có 1.427 trường hợp thừa kế QSDĐ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký QSDĐ. Số vụ thừa kế qua các năm là: Năm 2017 có 345 trường hợp, năm 2018 có 325 trường hợp, năm 2019 có 362 trường hợp, năm 2020 có 395 trường hợp. Trong số 13 phường thì phường Cổ Nhuế 1 có số hồ sơ đăng ký cao nhất 136 hồ sơ và số hồ sơ thấp nhất là phường Xuân Tảo có 93 trường hợp.

Tuy nhiên xét cả giai đoạn 2017-2020 so với các quyền khác, hồ sơ thừa kế vẫn chiếm số lượng ít.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều trường hợp người dân sử dụng đất thừa kế từ ông cha để lại, sau khi người để lại di sản mất đi chỉ để lại di chúc bằng miệng cho các người thân trong gia đình hoặc không nói gì thì các người nhận được di sản còn lại tự thống nhất với nhau qua xác nhận của UBND phường hoặc ra văn phòng công chứng thống nhất làm phân chia để lại cho người đã được di chúc bằng miệng (nếu có). Một số trường hợp anh em tự thỏa thuận được song một số khi có dự án liên quan đến đất của họđược Nhà nước đền bù thiệt hại hoặc có giá trị tăng thì gây ra kiện tụng và khi đó cần có sự can thiệp của pháp luật.

Trên thực tế nhiều người dân sử dụng đất trên đất của ông cha để lại thì họ cho rằng nghiễm nhiên được dùng nên không cần phải đăng ký. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp vợ hoặc chồng mất đi không để lại di chúc, người vợ hoặc chồng có suy nghĩ nghiễm nhiên số tài sản đó là của mình vì

tài sản đó do hai vợ chồng làm nên đến khi đi làm thủ tục sang tên mới được hướng dẫn và giải thích theo quy định của pháp luật.

Về nguyên nhân theo điều tra thực tế tại các phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho thấy trước đây việc thừa kế QSDĐ thường được coi là việc nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ khi xảy ra tranh chấp mới nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn chưa đầy đủ, trình độ hiểu biết pháp luật còn kém và ngại và chạm với cơ quan nhà nước. Họ chỉ làm thủ tục khi có nhu cầu phát sinh thực hiện các giao dịch về QSDĐ như thế chấp, chuyển nhượng. Tuy nhiên, với giá trị đất ngày càng tăng, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, để bảo vệ quyền lợi của mình, người nhận thừa kế đã có ý thức hoàn thành các thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.

b. Tình hình thừa kế QSDĐ đất nông nghiệp

Qua theo dõi của phòng Tài nguyên và môi trường quận trong các năm từ 2017-2020, không có trường hợp nào đăng ký thừa kế đất nông nghiệp trên địa bàn quận. Về mặt quản lý nhà nước, do đặc trưng của quận Bắc Từ Liêm đang trong quá trình đô thị hóa nên việc thừa kế đất nông nghiệp không có hiệu quả kinh tế, cho nên không thực hiện. Trước đây người dân cho việc thừa kế QSDĐ thường được coi là việc nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ chỉ làm thủ tục khi có nhu cầu phát sinh thực hiện các giao dịch về QSDĐ như thế chấp, chuyển nhượng. Đối với người sử dụng đất nông nghiệp, trên thực tế tại quận Bắc Từ Liêm sản xuất nông nghiệp ngày càng hạn chế do thiếu đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi, do các dự án xây dựng lân cận ảnh hưởng. Do những vấn đề nêu trên mà người sử dụng đất nông nghiệp không thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2017 2020 (Trang 62 - 65)