Ảnh hưởng của giá thể đến khối lượng tươi của cây Giọt băng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 37 - 38)

4. Nội dung nghiên cứu

3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể đến khối lượng tươi của cây Giọt băng

Hình 3.3. Khối lượng tươi cây Giọt băng trồng sau 28 ngày.

Kết quả khối lượng tươi sau 28 ngày cao nhất 7,31g ở GT3 cao hơn khối lượng ở GT1 (5,12g) và GT2 (5,39g) (hình 3.3). Kết quả này cho thấy giá thể có ảnh hưởng đến khối lượng tươi của cây Giọt băng khi thu hoạch.

Hình 3.4. Cây Giọt băng trồng ở các loại giá thể khác nhau.

Chú thích. Cây Giọt băng trồng ở GT1(A); cây Giọt băng trồng ở GT2(B); cây Giọt băng trồng ở GT3(C) A B C 5.12 5.395 7.315 0 1 2 3 4 5 6 7 8 GT1 GT2 GT3 Khối lư ợng tươi (g/cây ) Loại giá thể c B

26

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến sinh trưởng của cây Giọt băng cho thấy rằng chiều cao của cây phát triển tốt nhất ở công thức thí nghiệm GT2 – 5,5cm. Mặt khác, số lá và khối lượng tươi của cây ở công thức thí nghiệm GT3 đạt cao nhất 8,4 lá và 7,31g. Qua quan sát thực tế ở công thức thí nghiệm GT3 cho hình thái cây có sự phát triển về diện tích lá và số lá lơn hơn ở công thức GT2 từ đó dẫn đến khối lượng tươi cao nhất khi thu hoạch 28 ngày. Theo nghiên cứu của Hamid R. Roosta và Simin Afsharipoor cho thấy ở giá thể hỗn hợp có phối hợp với Perlite trong trồng dâu thuỷ canh cho hiệu quả cao nhất và được khuyến khích trong canh tác thuỷ canh (Roosta & Afsharipoor, 2012). Một nghiên cứu của Majdi và cs, (2012) đã đánh giá hiệu quả của chất nền như: vermiculite +cát, than bùn + Perlite và đá len trên các chỉ số tăng trưởng của tiêu xanh và họ kết luận rằng chất nền than bùn + Perlite có tác dụng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất cây (Majdi et al., 2012). Trong một nghiên cứu khác của Yasser Mahmoud Awad và cs đã chỉ ra rằng việc sử dụng giá thể có sự kết hợp của Perlite cho kết quả về khối lượng tươi và số lá cao hơn việc sử dụng giá thể không có sự kết hợp với Perlite ở trồng thuỷ canh rau cải (Mahmoud et al., 2017). Các kết quả cũng chỉ ra rằng việc sử dụng giá thể thủy canh kết hợp với Perlite có thể là một giải pháp thay thế và hiệu quả công nghệ để quản lý tốt hơn sự phát triển không mong muốn của tảo trong các dung dịch dinh dưỡng tạo thuận lợi cho cây trồng hấp thu tốt các loại khoáng chất trong dung dịch thuỷ canh.

3.2. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây Giọt băng trồng thuỷ canh tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)