Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn và nhập lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc, thuộc khách hàng của công ty greenfeed (Trang 42 - 44)

* Chuẩn bị chuồng trước khi nhập lợn và khi nhập lợn về.

Trong thời gian thực tập, em và mọi cũng được tham gia trực tiếp vào 3 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn của trang trại cũng được diễn ra theo các bước sau.

Chia làm 2 khâu khác nhau: Chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn, đi nhập lợn về và sau khi nhập lợn về trang trại.

- Chuẩn bị chuồng trại bao gồm những công việc như sau: Chuẩn bị ô để nhập lợn về, chuẩn bị 2 tấm ván để chắn lợn và đuổi lợn vào ô, chuẩn bị 2 tấm ván bằng gỗ dài 2,5m × 1,2m nhằm mục đích để cho lợn con nằm.

+ Chuẩn bị bóng úm tùy thuộc vào từng mùa mùa hè thì chỉ cần 3 bóng úm, còn về mùa đông thì cần phải có 6 bóng hoặc nhiều hơn, thắp sẵn bóng úm trước 30 phút hoặc 1 tiếng nhằm mục đích ấm cho lợn nằm.

+ Ô úm phải được vệ sinh sạch sẽ quét dọn kỹ để nhằm đảm bảo khi lợn con về một cách an toàn, hiệu quả.

+ Kiểm tra vòi nước uống trước khi nhập lợn về để đảm bảo lợn không bị thiếu nước uống.

-Khi đi nhập lợn.

+ Chuẩn bị xe và các dụng cụ cần thiết để đi nhập lợn, khâu này không cần quá nhiều người chỉ cần 2 người.

+ Khi đi đến trại để nhập lợn thì cần phải thực hiện nghiêm ngặt quy định của trại bên. Như phun sát trùng xe, người xe rồi sau đó bắt đầu bắt lợn lên xe.

+ Việc chọn lợn phải theo sự chỉ đạo của kỹ sư: Không chọn những con gầy gò ốm yếu, lông xù, viêm rốn, những con chân đau có biểu hiện đi lại khó khăn.

+ Trên đường đi về đi chậm cẩn thận tránh tình trạng làm lợn hoang mang dẫn tới nhiều thứ không mong muốn.

- Sau khi nhập lợn về.

+ Sau khi lợn về đến trước cửa trại thì cũng phải phun sát trùng xe, người 1 cách kỹ càng, xe phải đi qua hố vôi lớn của trại.

+ Sau khi xe vào đến trại thì hạ lợn xuống rồi đuổi lợn từ từ đi vào trong chuồng, đuổi lợn qua đoạn hành lang thì phải có tấm chắn và đuổi từ từ.

+ Sau khi đuổi lợn vào ô cần phải ép lợn xuống dưới máng nước ngay lập tức, để nhằm mục đích lợn đi vệ sinh đúng chỗ và không đi vệ sinh lung tung. Thời gian ép lợn vào khoảng 25-30 phút, ép càng lâu thì càng hiệu quả cao.

+ Sau đó đuổi lợn lên cho lợn tập ăn cám ở máng, trong máng đã có sẵn cám ở đó.

Kết quả thực hiện công việc nhập lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại

Ngày nhập Số lợn nhập

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn nhập về (kg)

15/01/2021 255 6,5

20/02/2021 150 6,5

07/03/2021 130 7

Tổng 535 6,67

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, em đã trực tiếp cùng với anh kỹ sư và công nhân tham gia 3 lần nhập lợn với tổng số 535 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 6,67 kg/con.

* Sử dụng các chất bổ trợ và kích thích khẩu phần ăn cho lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được anh kỹ sư trại hướng dẫn cách trộn thêm một số chất kích thích, chất bổ cho lợn bằng cách pha trộn vào cám, bổ sung cho lợn ăn cám cháo khi lợn con còn nhỏ. Kết quả thực hiện công việc được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện pha chất bổ cho lợn

Tháng áp dụng Số con Phác đồ áp dụng Số lần/ngày Tổng lần Độ an toàn (%) 1 205 VP 1000 Trộn vào cám cháo cho lợn (100g/25kg) 2 14 100 2 150 2 14 100 3 180 2 14 100

Qua bảng 4.9. đã cho thấy, em đã được trực tiếp trộn VP 1000 vào cám cháo cho lợn con mới nhập về em đã trực tiếp làm 42 lần, cho lợn con ăn cám cháo 7 ngày sau khi bắt đầu nhập lợn, sau đó cho lợn ăn thức ăn tự do và ăn tại máng là các loại cám Gf02, Gf03, Gf04.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại cù xuân thành, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc, thuộc khách hàng của công ty greenfeed (Trang 42 - 44)