Sau đây là bảng tóm tắt về nguồn gốc và những tác động của một số chất ô nhiễm phi sinh học lên cơ thể con người.
Bảng 5.11: Nguồn gốc và tác động của một số chất ơ nhiễm phi sinh học
Chất ô nhiễm
Aldehyde Khí thải từ động cơ, từ đốt cháy chất thải, đốt cháy nhiên liệu, phản ứng quang hóa.
Kích thích mắt, da và hệ thống hô hấp bởi mùi đặc trưng. Amoniac Công nghiệp hoá chất, luyện than cốc,
luyện kim, chăn nuôi và đốt cháy nhiên liệu
Phá huỷ màng nhầy bào vệ, hư hỏng mắt và hệ thống hô hấp. Asen Lò nấu kim loại, từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ.
Hít vào, ăn vào bụng, hấp thụ qua da là nguyên nhân gây viêm da, viêm phổi và kích thích khoang mũi, chúng còn bị nghi ngờ là chất gây ung thư. Miăng (khoáng
thạch ma)
Nhà máy chế biến miăng hoặc khai mỏ xây dựng.
Xơ hóa phổi, vôi hóa phổi, ung thư phổi.
Bari Khai mỏ, tinh chế, sản xuất Bari, các ngành công nghiệp dùng Bari. Đó chưa kể tới lượng Bari có trong thiên nhiên.
Ảnh hưởng đến tim, viêm đường ruột, tác động đến trung tâm thần kinh và hệ hô hấp. Berili Dùng trong công nghiệp, sản xuất đèn
huỳnh quang, dùng làm nhiên liệu chế pháo sáng.
Gây hư hại phổi, các màng nhầy bảo vệ do các dạng muối hoà tan của Berili
Bo Công nghiệp sản xuất bo, đốt cháy dầu mỏ than đá.
Nhiễm độc thông qua đường ruột và đường hô hấp. Bụi sinh ra từ quá trình thiêu đốt là nguyên nhân gây kích thích. Boronhydrid có tác hại tới trung tâm thần kinh.
Cadimi Từ công nghiệp tinh chế, chế tạo máy, mạ điện, hàn bằng Cadimi. Sản phẩm phụ từ quá trình tinh chế chì, kẽm, đồng. Có trong thuốc trừ sâu, phân bón, cực bình ắc quy, từ các nhà máy phát điện hạt nhân, trong các sản phẩm dầu hỏa.
Nhiễm độc mãn tính hay tức thời, hít phải hơi khói là nguyên nhân gây hư hỏng ở thận, gây bệnh khí thũng phổi, ung thư, rối loạn ruột, dạ dầy, các chứng về tim, gan, não.
Clo Từ sản xuất khí clo, rò rỉ trong kho và khi vận chuyển.
Kích thích mắt mũi, họng. Với nồng độ cao gây hại cho phổi. Gây ra các bệnh như khí thũng
phổi, viêm màng phổi. Etylen Khí thoát ra từ các phương tiện vận tải, công
nghiệp hoá chất, đốt cháy chất thải nông nghiệp
Gây kích thích mắt giống như loại ô nhiễm sinh ra từ quá trình quang hoá giữa nitro oxit và ozon
Acid Clohydric Sản phẩm phụ từ quá trình chế tạo các chất clorua hữu cơ, đốt cháy than đá, đốt cháy nhựa và giấy có chứa clo, đốt cháy dầu hỏa có chứa clorua etylen
Hít vào gây ho, khó thở, gây loét hệ thống hô hấp phía trên, làm mờ giác mạc ổ mắt.
H2S Từ sát sinh vật thối rữa trong nước tù đọng, nghiền giấy gói hàng, thải bỏ chất thải công nghiệp xuống ao hồ, xử lý nước thải, tinh chế và luyện than cốc.
Đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau mắt. Với nồng độ cao có thể làm cản trở sự vận chuyển oxy, làm tác động lên các tế bào, nhiễm độc enzim, làm hư hại các mô thần kinh. Sắt Từ các nhà máy sản xuất sắt và hợp kim,
trong vải tro tàn từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu than và dầu, đốt cháy chất thải ở thành phố, thị xã, việc sử dụng các que hàn.
Bắt đầu là viêm phổi và nhiễm sắt. Sắt oxit sinh ra do các phương tiện giao thông, chúng chuyển sang dạng ung thư và có tác dụng giữ cho các sulfur dioxit nằm sâu lại trong phổi. Mangan Phát sinh từ quá trình sản xuất hợp chất
ferrmangan. Sử dụng que hàn, đốt cháy các sản phẩm có chứa mangan.
Hệ thống thần kinh trung ương bị nhiễm độc, mangan vào người qua đường hô hấp, ăn vào bụng và hấp thụ qua da.
Thủy ngân Khai mỏ và tinh chế thuỷ ngân, dùng thủy ngân trong phòng thí nghiệm, từ thuốc trừ sâu.
Hít phải hơi thuỷ ngân có thể bị nhiễm độc hoặc ngộ độc các nguyên sinh chất trong cơ thể. Niken Từ các nhà máy luyện kim, đốt cháy nhiên
liệu có chứa niken, đốt cháy than đá, dầu, mạ niken các đồ dùng, đốt các sản phẩm của niken.
Có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư các xoang, rối loạn hệ thống hô hấp, viêm da.
Phospho Từ các nhà máy sản xuất phân phosphat, phosphoacid, phospho pentocid. Phát sinh từ các phương tiện giao thông mà nhiên liệu đốt có dùng chất phospho làm chất chống ăn mòn.
Kích thích da, gây nhiễm độc cơ thể, khi nồng độ cao chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Chất phóng xạ Trực tiếp gây ô nhiễm bằng việc phân rã hạt nhân, có thể từ bụi lơ lửng trong tự nhiên hoặc do nhân tạo. Gián tiếp gây ô nhiễm do nhiễm độc thức ăn bởi năng lượng phóng xạ vào nước, thực vật và động vật.
Gây tác động làm phát sinh bệnh bạch cầu, loại khác gây ung thư, đục nhân mắt, giảm tuổi thọ. Tác động đột biến gien làm đột biến di truyền đến thế hệ sau.
Selen Đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp và nhiên liệu thải bỏ, khí thải, đốt cháy các sản phẩmvề giấy có chứa Selen.
Kích thích mắt mũi, cuống họng, bộ máy hô hấp, viêm bộ máy tiêu hoá. Nhiễm độc mãn tính có ảnh hưởng đến thận gan và phổi.
Vanadi Công nghiệp tinh chế Vanadi, luyện kim, nhà máy điện, làm giàu vanadi trong dầu.
Có các tác động sinh lý khác nhau lên bộ máy tiêu hoá và hô hấp. Làm ức chế quá trình tổng hợp cholesterol. Nhiễm độc lâu ngày gây ra các chứng bệnh về tim và ung thư.
Kẽm Tinh chế kẽm, sản xuất đồng thao, quá trình mạ kẽm.
Hơi kẽm có tính ăn mòn da và kích thích gây hư hại màng nhầy
5.1.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người