Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại
Quá trình thưc tập tốt nghiệp tại trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 5 năm (2017 - 5/2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại.
Kết quả theo dõi tình hình chăn nuôi của trại được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm 2017 - 2021
STT 1 2 3 4 Tổng
Kết quả ở bảng 4.1. cho thấy: số đầu lợn của trại trong 5 năm gần đây có xu hướng tăng đàn. Trại bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2017, khi đó quy mô nuôi chỉ có gần 80 nái sinh sản. Nhưng các năm sau số đầu lợn nái đã tăng lên gần gấp 3 lần khi mới vào hoạt động. Là do, khi trại đi vào hoạt động ổn định, có kinh nghiệm thì chủ trại bắt đầu mới phát triển đàn. Trong năm 2020, dịch bệnh nổ ra trên khắp các tình thành, nhưng do trại làm tốt công tác phòng bệnh nên số lợn vẫn giữ được và đem lại hiệu quả kinh tế cho trại trong năm 2020. Tính đến thời điểm kết thúc thực tập 5/2021, số lợn nái sinh sản của trại là 181 con, lợn hậu bị 10 con, số lợn con luôn có mặt trong chuồng dao động từ 2000 – 3000 con. Số lợn con sau khi cai sữa được chuyển sang nuôi thương
phẩm. Trại không bán giống lợn, số lợn con sinh ra cung cấp luôn cho trại nuôi thương phẩm. Chính vì vậy, cũng hạn chế được việc dịch bệnh mang từ trại này đến trại khác.
4.2. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản tại trại
Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công tác về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại dưới sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật trại em học hỏi được nhiều kiến thức về cách cho ăn, thức ăn dành cho từng loại lợn, các kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt…Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian thực tập
Tháng 12/2019 1/2020 2/2020 3/2020 4/2020 5/2020 Tổng
Kết quả ở bảng 4.2. cho thấy: Trong 6 tháng thực tập em đã chăm sóc cho 181 lợn nái sinh sản và 2204 lợn con được sinh ra từ số lợn mẹ trực tiếp chăm sóc. Số lợn con sống đến cai sữa là 2034 lợn con. Qua việc chăm sóc, cho lợn ăn hàng ngày em đã học được nhiều kinh nghiệm như: Biết cách theo dõi và quản lý thức ăn cho từng lợn theo tuần chửa, theo tình trạng cơ thể; Thành thạo các kỹ năng sử dụng, quản lý các thiết bị trong chuồng nuôi; biết
xử lý các sự cố xảy ra trong chuồng nuôi một cách kịp thời, hiệu quả (ví du: khắc phục tình trạng mất điện; hoặc nhiệt độ chuồng nuôi chưa phù hợp với lợn con giai đoạn úm; xử lý đường nước uống cho lợn ... Bên cạnh đó, việc chăm sóc đàn lợn hàng ngày cũng giúp em quan sát và biết được các biểu hiện của lợn mẹ trước khi đẻ, từ đó giúp em có kế hoạch chuẩn chuồng đẻ cho lợn mẹ và ô úm cho lợn con kịp thời, hiệu quả.
4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản và các chỉ tiêu sinh sản ở đàn lợn nái của trại
4.3.1. Kết quả theo dõi tình trạng đẻ của đàn lợn nái trực tiếp chăm sócnuôi dưỡng trong thời gian thực tập nuôi dưỡng trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại, ngoài việc theo dõi đàn lợn trong quá trình nuôi dưỡng. Em còn theo dõi những biển hiện, diễn biến quá trình đẻ của từng lợn. Từ đó, tổng hợp kết quả theo dõi tình trạng đẻ của từng lợn tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình trạng đẻ của lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Vũ Hoàng Lân Tháng theo dõi 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tổng
Qua bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em được làm việc trực tiếp tại chuồng lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ. Trong 6 tháng em trực tiếp chăm sóc 181 nái đẻ, trong đó nái đẻ bình thường 161 con chiếm tỷ 88,95%; có 20 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 11,05%.
Đẻ khó xuất hiện dưới nhiều hình thức và do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị
đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp.
- Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.
-Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích
đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...
Vậy để cho lợn mẹ sinh sản tốt chúng ta cần lưu ý:
- Chọn giống lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, lợn có hình nêm (phía đầu nhỏ, phía sau to dần). Cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già cần loại thải.
- Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ... chúng ta có thể bổ sung chế phẩm sinh học pha trộn theo tỷ lệ như hướng dẫn, trong chế phẩm chứa đầy đủ và cân bằng các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin,acid amin...sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng.
4.3.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái sinh sản của trại qua 6 tháng thực tập tháng thực tập
Hằng này, số lợn nái đẻ; số lợn con được sinh ra, tình trạng đẻ của từng lợn được ghi chép cẩn thận vào thẻ nhớ của từng lợn ở mỗi chuồng và cũng được ghi cẩn thận trong nhật ký thực tập của sinh viên.
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái tại trại Tháng theo dõi 12/2019 1/2020 2/2020 3/2020 4/2020 5/2020 Tổng
Qua bảng 4.4. Cho ta thấy các chỉ tiêu về lợn con của trại là tương đối cao. Trong đó số con đẻ ra/lứa cao nhất là vào tháng 12,1,3( trung bình là 13 con), thấp nhất là vào tháng 5 (trung bình 10 con). Số con còn sống đến cai sữa tương đối ổn định giữa các tháng chênh nhau 1 con. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sau khi đẻ đến khi cai sữa có rất nhiều nguyên nhân làm cho số lượng lợn con cai sữa giảm. Các nguyên nhân có thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng hay mắc một số bệnh. Cụ thể do số lượng công nhân làm việc tại chuồng đẻ ít nên vẫn để xảy ra tình trạng lợn mẹ đè chết con, công tác vệ sinh chuồng trại chưa được tốt.
Qua đó em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý cần bố trí đủ nhân lực làm việc đủ với quy mô, trong
thoáng. Nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế.
4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
4.4.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh
Việc vệ sinh khử trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại…
Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:
-Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc, các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, đi qua khay khử trùng rồi mới vào chuồng.
-Việc đầu tiên vào chuồng là cho lợn ăn.
- Cào phân tránh lợn mẹ đè phân, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn. - Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.
- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
* Đối với chuồng lợn nái mang thai: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến
khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi chuyển sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun khử trùngđợi đón lợn mẹ cai sữa.
* Đối với chuồng lợn đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ
được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con chuyển sang chuồng úm, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể khử trùngbằng dung
dịch Nanosan - S, ngâm trong 1 ngày, sau dùng máy xịt áp lực xịt rửa sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng nước vôi. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.
Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành thường xuyên và triệt để hơn bao giờ hết.
Chuồng nuôi được tiêu độc bằng hóa chất khử trùng Nanosan - S (Sinavet 01 Plus) vào cuối buổi chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 30 ml sát trùng/10 lít nước.
Bảng 4.5. Lịch khử trùngchuồng trại của trại lợn
Thứ 2 3 4 5 6 7 Chủ nhật
Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, khử trùngchuồng trại trong thời gian thực tập tại cơ sở, được trình bày tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, khử trùng tại trại
STT Công việc
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày
2 Phun khử trùng định kỳ xung
quanh chuồng trại
3 Quét và rắc vôi đường đi
Từ kết quả bảng 4.6 có thể thấy việc vệ sinh, khử trùnghàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 160/180 lần (đạt tỷ lệ 88% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và rắc vôi bột đường đi 29 lần (đạt tỷ lệ 100% so với số lần phải rắc vôi đường đi trong 6 tháng tại trại). Phun khử trùngxung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần. Em đã thực hiện phun khử trùng 50 lần (đạt tỷ lệ 62,5%). Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt lợn, xe chuyển cám cần được phun khử trùng (Bio- IODINE) thật kĩ trước khi vào.
- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại khi vào trại cần tắm xà phòng, ngâm quần áo rồi giặt và phải có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
- Nhập lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập lợn. - Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trang trại.
-Kiểm soát việc sắp xếp vận chuyển lợn và gia súc mới đến vào trại. -Xây dựng riêng khu vực sạch, khu vực nhiễm bẩn cho nhân viên trại. -Những người không nhiệm vụ, phận sự không được vào trang trại. - Tránh tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với phụ phẩm gia súc hoặc sản phẩm phế thải. Không được vận chuyển lợn từ chợ buôn bán gia súc về lại trại. Tuy nhiên nếu cần đưa về trại thì lợn cần phải được cách ly 14 ngày trước khi nhập đàn.
Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, khử trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
4.4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng thuốc và vắc - xin thuốc và vắc - xin
Bên cạnh việc phòng bệnh cho lợn bằng vệ sinh chuồng trại thì một trong nhưng biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn lợn tại trại đó là sửa dụng vắc xin và hóa dược để phòng bệnh cho lợn. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh cho đàn lợn trong thời gian thực tập được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
Loại
Dùngvắc-xin và hóa dược lợn
Lợn
Tiêm Dextran-Fe
con Tiêm vắc-xin suyễn
Tiêm vắc-xin Circo
Tiêm vắc-xin LMLM(Aftopor)
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó việc tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vắc-xin giúp cho cơ thể lợn có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Việc tiêm phòng vắc-xin phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy định nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Trong quá trình thực tập em và cán bộ kỹ thuật trại đã tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái sinh sản và lợn con.
Kết quả ở trên bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ tiêm phòng cho lợn nái và lợn con ởtrại đều đạt tỷ lệ cao. Để đạt được kết quả như trên trại đã tích cực chủ động trong việc thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc-xin và vệ sinh phòng bệnh, hàng tháng đều lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi tiêm phòng giảm thấp, qua đó chúng em đã học được cách bảo quản, pha vắc-xin, kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp xe ở vết tiêm, thực hiện tiêm đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.
4.5. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc theo mẹ tại trại lợn Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản của trại
Để đánh giá tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của lợn nái hàng ngày, khi thấy có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh, sẽ tiến hành khám dựa trên lâm sàng để chuẩn đoán bệnh cho lợn. . Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. cho thấy trong các bệnh gặp phải ở đàn lợn nái thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,28%, tiếp đến là mất sữa chiếm tỷ lệ 5,52% và thấp nhất là bệnh viêm vú chiếm 1,65%. Sở dĩ tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do một số nguyên nhân sau:
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại