Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.5.1. Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một

số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

* Đẻ khó

Triệu chứng: Lợn nái có biểu hiện rặn nhiều lần, rặn mạnh, thậm chí lợn nái còn rặn căng bụng, cong lưng, chân đạp vào thành chuồng để rặn nhưng thai vẫn không ra. Khi đưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai to hoặc ở tư thế không bình thường nằm kẹt ở trước cửa xoang chậu.

* Bệnh viêm tử cung

Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng; xung quanh âm môn, gốc đuôi, 2 bên mông dính nhiều dịch viêm. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.

* Bệnh sát nhau

Triệu chứng khi lợn nái bị sát nhau: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

* Bệnh viêm vú

Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5ºC - 42ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

Lợn con thiếu sữa kêu, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

Kết quả theo dõi tình hình thực tế đàn lợn mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh và biểu hiện lâm sàng ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Bệnh Viêm tử cung Sát nhau Viêm Đẻ khó

9,69 %, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,73 % do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 3,52 % nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,64 %, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w