Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng:

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích phương thức lãnh đạo của đảng đối với công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị, liên hệ thực tiễn ở (Trang 25 - 29)

(1) - Trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng phụ trách nghiên cứu khoa học của phòng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học có trình độ tiến sĩ về khoa học chính trị, khoa học quản lý hoặc khoa học xã hội và nhân văn.

(2) - 100% giữ ngạch giảng viên chính hoặc tương đương (hoặc có trình độ quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp từ hạng II) trở lên.

(3) - Có những sáng kiến đề xuất xây dựng được mô hình quản lý, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và các mặt công tác được lãnh đạo trường hoặc cấp trên công nhận.

- Đối với đội ngũ giảng viên:

(1) - Đội ngũ giảng viên (cơ hữu và kiêm nhiệm) có tỉ lệ ít nhất 80% tổng số đội ngũ cán bộ, viên chức.

(2) - 100% giảng viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn giảng dạy, trong đó mỗi khoa có ít nhất 1 tiến sĩ (không kể lãnh đạo khoa).

(3) - Giảng viên chính chiếm từ 80% trở lên trong tổng số giảng viên của trường.

2.3.2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Nhà trường

Sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà trường theo tinh thần Quy định 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư khóa XII, quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm bố trí hợp lý cơ cấu số lượng biên chế các khoa, phòng đảm bảo cho hoạt động chuyên môn của Nhà trường được diễn ra thông suốt, hiệu quả, chất lượng. Tiến hành rà soát và kiện toàn tổ chức bộ máy theo từng vị trí việc làm phù hợp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của từng con người cụ thể.

Xây dựng đội ngũ viên chức bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, về cơ cầu độ tuổi, tính kế thừa, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

Đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ viên chức Nhà trường, quan tâm rà soát, lập danh sách cử viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu trong từng viên chức Nhà trường. Xây dựng kế hoạch cử viên chức

(ưu tiên đối tượng giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm) tham gia các lớp đào tạo

sau đại học, nhất là nghiên cứu sinh theo từng lộ trình cụ thể, phấn đấu đến hết năm 2025, 100% đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn giảng dạy.

Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ viên chức phát huy tiềm năng, thế mạnh, sở trường công tác. Đồng thời, quan tâm chăm bồi đội ngũ viên chức trẻ, mới vào nghề về phương pháp giảng dạy, kỹ năng, kiến thức thực tiễn… để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Làm tốt công tác đánh giá cán bộ, giảng viên định kỳ hàng năm và đánh giá theo đầu công việc được giao theo hướng thực chất, khách quan. Trên cơ sở đánh giá năng lực, sở trường, hiệu quả công tác của cán bộ, giảng viên, từ đó tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng một cách chính xác nhất. Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm cán bộ, giảng viên; các tiêu chí phải rõ ràng, định lượng được công việc, thời gian hoàn thành và những giải pháp sáng tạo trong giải quyết công việc.

2.3.2.2. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định

Trên cơ sở các văn bản quy định về đạo tạo, bồi dưỡng của chính phủ, bộ nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng; các hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các Nghị quyết, đề án, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh... Nhà trường cần căn cứ vào đó cụ thể hóa triển khai thực hiện đồng bộ đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn của Nhà trường.

Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với các quy định của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh ST. Nhà trường tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho Tỉnh ủy bổ sung chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên trên cơ sở các quy chế, quy định hiện hành. Đặc biệt phối hợp với Sở Tài chính tham mưu thực hiện phù hợp nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác đào tạo trung cấp lý luận chính trị, trên cơ sở dự toán theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy chế, quy định về hoạt động của nhà trường, hướng đến phát huy nghĩa vụ, trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động của Nhà trường.

2.3.2.3. Đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng bộ Trường hướng đến các tiêu chí “Trường Chính trị chuẩn”

Hàng năm, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập kế hoạch đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh và các hoạt động chuyên môn khác.

Có lộ trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập tại Trường Chính trị tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội của tỉnh và hướng đến đưa Trường Chính trị đạt các tiêu chí

KẾT LUẬN* *

Việc thực hiện tốt công tác cán bộ là điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, đó là phát huy hiệu quả của phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy phương thức lãnh đạo củ Đảng qua công tác đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

Những vấn đề lý luận chung về phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ đã được vận đúng đắn, sáng tạo trong cách mạng nước ta thời gian qua. Từng địa phương, đơn vị cụ thể trong cả nước cũng đã quán triệt, triển khai và thực hiện có hiệu quả, có nguyên tắc. Qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong cả nước ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu từng giai đoạn lịch sử đặt ra, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững vàng, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Từ lý luận chung về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, đề tài khóa luận của người đã tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng về công tác của đội ngũ cán bộ tại Đảng bộ trường Chính trị; Qua đó, đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp máng tính kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Đảng bộ Trường Chính trị trong thời gian tới. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, vì vậy tiếp tục đổi mới công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn, là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ thường xuyên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO* *

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011. 2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, H1996.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX, H2001. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X, H2006. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, H2011. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, H2015.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

9. Giáo trình Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới. 10. Tạp chí Xây dựng Đảng: http://www.xaydungdang.org.vn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích phương thức lãnh đạo của đảng đối với công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị, liên hệ thực tiễn ở (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w