- Không chỉ chính sách cho vay KHCN là nhân tố trực tiếp tácđộng đến phát triển cho vay hộ nông dân, mà các chính sách khác của ngân hàng
hàng tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn
2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Chi nhánh
Kết quả kinh doanh
Trong suốt những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Nội II đã biết phát huy những lợi thế của mình để trở thành một chi nhánh hoạt động có hiệu quả với nhiều năm liên tục đạt lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, dịch vụ ngoại hối… Trong các giai đoạn 2018-2020 lợi nhuận của chi nhánh luôn đạt kết quả dương, tổng thu nhập của Chi nhánh bù đắp được chi phí hoạt động và mang về nguồn lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh.
Bảng 2.1 . Kết quả hoạt động của Chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tốc độ tăng trưởng (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 Bình quân Tổng thu nhập 258.339 238.618 232.969 -7,63 -2,37 -5,00 Tổng chi phí 192.282 179.101 196.821 -6,86 9,89 1,52 Lợi nhuận 66.057 59.517 36.148 -9,90 -39,26 -24,58 Huy động vốn 1.803.603 2.104.406 2.283.606 16,68 8,52 12,60 Tổng dư nợ 2.089.886 2.244.644 2.524.487 7,41 12,47 9,94
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội II các năm 2018, 2019, 2020
Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Nội II không ngừng tăng trưởng qua các năm đạt 2.283.606 triệu đồng năm 2020 tăng 8,52% so với năm 2019. Nguồn vốn này tại Chi nhánh được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là huy động từ dân cư và nguồn vốn điều chuyển. Từ năm 2018 đến năm 2020, nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng cao do nguồn huy động từ dân cư và lượng tiền điều chuyển từ trung tâm điều hành tăng nhanh. Điều nay có được là nhờ sự thành công trong việc huy động vốn từ dân cư bằng các biện pháp như nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyên truyền rộng rãi về các dịch vụ của chi nhánh, đồng thời có các chính sách ưu đãi với người gửi tiền… Điều này giúp chi nhánh giữ
vững được lượng tiền huy động từ dân cư ngày càng tăng và đạt được các chỉ tiêu đạt ra, giúp chi nhánh nâng cao uy tín, thương hiệu của mình.
Đối với hoạt động kinh doanh: mặc dù nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế Hà Nội II nói riêng giai đoạn 2018-2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế thế giới (Brexit, biến đổi tỷ giá...) và ảnh hưởng của tình hình biến đối khí hậu cũng như dịch bệnh Covid 19 trong nước song sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự chủ động, linh hoạt và quyết tâm cao của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh. Giai đoạn 2018-2020, kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hà Nội II tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt hoạt động, lợi nhuận toàn chi nhánh luôn dương và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Theo đó, lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh các năm lần lượt là: 66. 057 triệu đồng; 59.517 triệu đồng và 36.148 triệu đồng. Tuy nhiên, so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chi nhánh luôn không hoàn thành mức kế hoạch, đồng thời lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh liên tục giảm. Năm 2019 giảm 9,9% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 39,26% so với năm 2019. Vấn đề này phát sinh xuất phát từ khâu quản lý chi phí của Chi nhánh còn nhiều yếu kém, chi phí liên tục gia tăng trong khi doanh thu hoạt động không tăng. Như vậy, bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Nội II còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần khác phục. Do đó, đẩy mạnh xây dựng các chiến lược kinh doanh, đưa ra các kế hoạch sử dụng và huy động vốn hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh trong thời gian tới.
Doanh số cho vay
Trong giai đoạn 2018-2020, tổng doanh số cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng với tốc độ tăng khá nhanh. Để làm được điều này, chi nhánh đã thực hiện đúng phương châm: “Minh bạch hóa chất lượng cho vay, nâng cao chất lượng tăng trưởng cho vay” bằng cách thường xuyên rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định khách hàng; thực hiện một cách nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, đảm bảo vốn được đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả… Kết quả cụ thể của hoạt động này như sau:
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tốc độ tăng trưởng (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 Bình quân Doanh số cho vay 2.040.337 2.447.602 2.630.116 19,96 7,46 13,71
Ngắn hạn 1.441.153 1.610.725 1.620.691 11,77 0,62 6,20
Trung, dài hạn 599.184 836.877 1.009.425 39,67 20,62 30,15
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội II các năm 2018,2019,2020.
Doanh số cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 lần lượt là 2.040.337 triệu đồng; 2.447.602 triệu đồng và 2.630.116 triệu đồng, trong đó các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2019 doanh số cho vay cho vay của Chi nhánh tăng 19,96% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 7,46% so với năm 2019 tương ứng tăng 182.514 triệu đồng.
Đạt những kết quả tích cực như trên là do chi nhánh đã quán triệt chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong công tác cho vay, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng cho vay gắn liền với tăng trưởng cho vay hợp lý đi đôi với nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nhờ vậy hoạt động cho vay của Chi nhánh luôn đạt kết quả tích cực.
Như vậy, với những quan điểm, chiến lược cho vay đúng đắn, Agribank chi nhánh Hà Nội II ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động tín dung, từ đó doanh số cung cấp cho vay của Chi nhánh không ngừng nâng cao. Đây là tiền đề để chi nhánh nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn.