Bộ kỹ năng và mô hình quản lý thời gian hiệu quả giúp thúc đẩy NSLĐ

Một phần của tài liệu Chuyên đề kỹ năng lập kế hoạch giao việc giám sát điều hành và đánh giá (Trang 30 - 34)

IV. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ

5. Bộ kỹ năng và mô hình quản lý thời gian hiệu quả giúp thúc đẩy NSLĐ

Quản lý thời gian theo ma trận Eisenhower

Nguyên tắc khi quản lý thời gian theo ma trận Eisenhower là việc xác định được các việc quan trọng và cần ưu tiên thực hiện. Muốn xác định được, bạn phải trả lời 2 câu hỏi:

- Việc làm này có quan trọng không?

- Việc làm này có khẩn cấp không?

Dựa trên quan điểm, “ Việc quan trọng thường ít khẩn cấp và việc khẩn cấp ít khi quan trọng” ta định nghĩa:

- Việc quan trọng: là những việc mà sau khi được hoàn thành sẽ tạo ra kết quả

giúp chúng ta tiến gần hơn với mục tiêu đã đặt ra.

- Việc khẩn cấp: là việc có thời gian gấp rút và cần sự chú ý của người thực hiện

ngay tức thì.

• Việc khẩn cấp và quan trọng

Việc vừa quan trọng, vừa khẩn cấp là những việc phải làm ngay. Nhận biết loại việc này qua các dấu hiệu:

- Việc xảy ra không đoán trước được: có thể gặp khủng hoảng hoặc là vấn đề cấp bách

- Công việc đã tới hạn không thể trì hoãn

- Công việc còn tồn đọng cần phải giải quyết dứt điểm

Quỹ thời gian dành cho công việc này: 15-20%

• Việc quan trọng, không khẩn cẩp

Đây là những công việc quan trọng, cần tập trung và dành nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Đối với loại công việc này, bạn nên sắp xếp lịch thời gian để thực hiện công việc, dành càng nhiều thời gian thì công việc càng có mức độ quan trọng lớn.

Trong trường hợp đang thực hiện công việc nhóm II nhưng có việc quan trọng, khẩn cấp (nhóm I) xuất hiện, hãy ưu tiên thực hiện công việc nhóm I và thực hiện tiếp công việc nhóm II sau khi công việc I kết thúc. Không trì hoãn công việc.

Quỹ thời gian dành cho việc quan trọng, không khẩn cấp: 60-65%.

• Việc khẩn cấp, không quan trọng

Đối với những công việc khẩn cấp nhưng kém quan trọng, bạn cần giải quyết sớm nhưng lại không đưa bạn tới mục tiêu công việc nhanh hơn. Loại việc này nên dành ít thời gian và giải quyết càng nhanh chóng càng tốt.

Nhận biết những công việc thuộc nhóm này là:

- Việc được ủy quyền nhưng không thuộc trách nhiệm của bạn

- Các vấn đề phát sinh trong công việc nhỏ lẻ

- Thư từ, email cần trả lời, cuộc họp, bàn luận diễn ra trong thời gian ngắn

Quỹ thời gian dành cho công việc thuộc nhóm III: 10-15%

Việc không quan trọng, không khẩn cấp nên chiếm ít thời gian trong quỹ thời gian làm việc của bạn nhất. Chỉ nền dành dưới 5% cho quỹ thời gian này cho các công việc:

- Giải trí

- Tán gẫu

- Những công việc vô bổ không đem lại lợi ích

- Những cuộc điện thoại

Tốt hơn hết trong quá trình làm việc, hãy loại bỏ những thói quen tán gẫu, chat với bạn bè để tinh thần luôn được tập trung.

Mô hình quản lý thời gian theo phương pháp Eisenhower là cách quản lý thời gian hiệu quả, không chỉ được nhiều doanh nghiệp áp dụng mà mỗi cá nhân khi biết đến phương pháp này đều ứng dụng trong việc quản trị thời gian cá nhân, cân bằng quỹ thời gian cho công việc và cuộc sống.

Áp dụng Gantt Chart trong việc quản lý thời gian hiệu quả

Khi bạn thiết lập một biểu đồ Gantt Chart, bạn cần phải suy nghĩ qua tất cả các nhiệm vụ liên quan trong dự án của bạn. Và bên cạnh đó, bạn sẽ làm việc ra những người sẽ chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ sẽ mất bao lâu, và những vấn đề mà của bạn có thể gặp phải.

Suy nghĩ về các chi tiết này nhằm 2 mục đích: Thứ nhất là đảm bảo rằng lịch trình đặt ra cho dự án là hoàn toàn khả thi, giao việc cho đúng người, và thứ hai là suy nghĩ về cách giải quyết cho vấn đề tiềm tàng trước khi bắt đầu.

Ngoài ra, suy tính trước về các bước nằm trên lịch trình của dự án cũng giúp nhà quản lý ước tính trước các khía cạnh thực tế của một dự án, chẳng hạn như thời gian tối thiểu để hoàn thành 1 task, task nào phải được hoàn thành trước task nào. Thêm nữa, bạn có thể sử dụng các điểm này để xác định Critical Path - Chuỗi các task cần được hoàn thành đúng hạn để toàn bộ dự án kết thúc trong thời gian ngắn nhất.

Cuối cùng, Gantt charts có thể cho người quản lý, khách hàng và những người tham gia vào dự án thấy tiến độ hiện tại của dự án. Đơn giản chỉ cần cập nhật các thay đổi về

trạng thái của tasks trên biểu đồ, và tác động của chúng đến tiến độ dự án, thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm thuộc về Critical Path.

Một phần của tài liệu Chuyên đề kỹ năng lập kế hoạch giao việc giám sát điều hành và đánh giá (Trang 30 - 34)