Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu Lí luận chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 26)

Để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế .

Nước ta tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện những bước quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, các điều kiện khách quan cho việc triển khai cổ phần hoá là:

- Trình độ xã hội hoá sản xuất còn chưa chín muồi

- Nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế còn phổ biến là tự cấp tự túc lên kinh tế hàng hoá, đồng thời trong quá trình xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở đường cho kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường phát triển

- Trình độ dân trí và yếu tố xã hội cũng là những nhân tố khách quan làm cản trở tiến trình cổ phần hoá

- Chúng ta chưa làm tốt công tác tuyên truyền để thông suốt quan điểm, chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó, sự quyết tâm của các cơ quan thuộc Chính phủ, của nhiều địa phương chưa cao, việc điều hành triển khai cổ phần hoá còn chậm và lúng túng. Cổ phần hoá là chủ trương đúng đắn và cần thiết song việc điều hành còn yếu, có vấn đề chậm được khẳng định như : cổ phần hoá là tự nguyện hay bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp nào không hoặc chưa tiến hành cổ phanà hoá? Do vậy, các cán bộ quản lý tại doanh nghiệp và kể cả các cơ quan quản lý của doanh nghiệp có tâm lý không muốn cổ phần hóa

- Thói quen dựa dẫm vào cơ chế bao cấp, chính sách ưu đãi của nhà nước đã quá ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Không ít cán bộ quản lý sợ mất

quyền quản lý của mình đối với doanh nghiệp trực thuộc, thậm chí có người còn nhận thức sai trái rằng cổ phần hoá là tư nhân hoá.

- Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá chậm được ban hành và chưa đủ sức hấp dẫn, chưa thoả đáng. Cơ chế chính sách chưa phù hợp tập trung là biện pháp cụ thể, thống nhất về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Các văn bản pháp lý vừa thiếu, vừa chồng chéo, nhất là văn bản hướng dẫn xác định giá trị quyền sử dụng đất đai vào giá trị vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.

- Mức độ khuyến khích đối với doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp còn chưa đủ sức hấp dẫn, chế độ ưu đãi đối với người lao động còn nhiều bất cập…cũng cản trở tốc độ cổ phần hoá.

- Công tác tuyên truyền, vận động, giải thích về chủ trương cổ phần hoá còn chưa được quán triệt, chưa được làm đến nơi đến chốn. Thậm chí có những công nhân đã mua cổ phần ở công ty nhưng cũng không biết mua để làm gì. - Bộ máy tổ chức thực hiện cổ phần hoá còn thiếu thống nhất và ăn khớp.

Hiện nay, nước ta đã thiết lập bộ máy đổi mới doanh nghiệp các cấp trong đó có Ban cổ phần hoá. Song việc phối hợp hoạt động còn hạn chế do bộ máy tổ chức của Ban chưa độc lập, chuyên trách mà phần lớn cán bộ đều là kiêm nhiệm.

- Chủ trương cổ phần hoá là một vấn đề mới nhưng Chính phủ chưa có các văn bản được ban hành một cách chặt chẽ và hệ thống vì vậy còn gây những ách tắc trì trệ đáng tiếc trong quá trình cổ phần hoá

- Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo cổ phần hoá còn chưa rõ ràng, thủ tục qui trình cổ phần hoá còn rườm rà, phiền nhiễu…

- Việc xác định tài sản của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do không có đủ cơ sở pháp lý và sự hướng dẫn chỉ đạo.

Như vậy, những nguyên nhân trên đã cản trở tiến trình cổ phần hoá, làm choquá trình cổ phần hoá gặp nhiều trở ngại, chưa đạt yêu cầu về mục tiêu lẫn tiến độ thực hiện. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải xác định được giải pháp để khắc phục những hạn chế, thú đẩy tiến trình cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Lí luận chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w