Đối với nhóm ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa liên hệ sự ra đời của cách mạng 4 0 (Trang 30 - 33)

3. Đối tượng nghiên cứu

2.2.2.4. Đối với nhóm ngành nông nghiệp

Công nghệ mới được ứng dụng trong ngành nông nghiệp hướng tới tương lai quy trình chăn nuôi, trồng trọt với mức tự động hoá và quy chuẩn cao. Các công nghệ mới trong ngành nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Đặc biệt, công nghệ cảm biến giúp cho nhà nông chẩn đoán và giám sát mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gen cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các người máy kích thước lớn hoặc người máy siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế. Đối với Việt Nam, có một số thách thức đáng kể liên quan đến tận dụng các cơ hội mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Thứ nhất, khả năng ứng dụng, hấp thụ các công nghệ của Việt Nam rất hạn chế. Thứ hai, kể cả khi có thể ứng dụng được các công nghệ này thì cần phải giải quyết thách thức liên quan đến bất bình đẳng, vì nhiều người nông dân có trình độ và năng lực còn hạn chế nên khó được hưởng lợi, thậm chí còn phải đối mặt với sự giảm giá của các sản phẩm mà họ làm ra do phải cạnh tranh với các sản phẩm mới.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Tóm lại, công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất lẫn đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên một tầm cao mới. Đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, là tiền đề cho vật chất – kỹ thuật cho xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội mà công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp.

Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và kể từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng, nhằm mục đích chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến tổng cộng bốn cuộc cách mạng công nghiệp, cũng là các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật nói chung. Cuộc cách mạng thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII đã khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, tạo tiền đề cho dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường,… Tiếp đến là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX dẫn đến sự ra đời của nền công nghiệp và xã hội điện khí hóa, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh lên độc quyền đế quốc. Cuộc cách mạng thứ ba xảy ra vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, mở ra thời đại điện tử hóa, tin học hóa. Và cho đến nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con người. Mỗi cuộc cách mạng đều tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại hơn, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa lâu dài của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2016). Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Trang thông tin điện tử Đảng bộ huyện Nam Trà My. Truy

xuất từ:

http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=2%2019 &NID=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-4

2. Quốc Hưng (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử và đặc điểm cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trang thông tin điện tử Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ. Truy xuất từ: http://socongthuong.phutho.gov.vn/post/detail/362/cuoc-cach-mang-cong- %20nghiep-trong-lich-su-va-dac-diem-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu

3. Minh Trí (2021). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kế thừa và phát triển của Đại hội XIII. Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị khu vực II. Truy xuất từ: https://hcma2.hcma.vn/tintuc/Pages/tin-tuc-su-kien.aspx?CateID=230&ItemID=11413 4. TS. Nguyễn Thắng – Giám đốc Trung tâm Phân tích & Dự báo, Viện Hàn lâm KH- XH Việt Nam. Một số đặc trưng, tác động, hàm ý chính sách cho Việt Nam. Bộ Ngoại

giao Việt Nam – Trang ngoại giao kinh tế trực tuyến. Truy xuất từ:

https://ngkt.mofa.gov.vn/cmcn4-mot-so-dac-trung-tac-dong-va-ham-ychinh-sach-cho- viet-nam/

5. Nghiêm Tuấn Hùng & Nguyễn Huy Hoàng (2018). Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại.Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao công nghệ và Đầu tư. Truy xuất từ: http://concetti.vn/news/legal_news/150/nhung-cuoc-cach- mang-congnghiep-trong-lich-su-nhan-loai

6. Trịnh Quang Dũng & Phạm Thị Hằng – Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (2019). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tác động đến phương pháp dạy học ở đại học hiện nay. Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân. Truy xuất từ: http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan- thu-tu-va-su-tac-dong-den-phuong-phap-day-hoc-o-dai-hoc-hien-nay-5616

7. Nguyễn Thắng – Học viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2020). Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến một số ngành công nghiệp ở Việt Nam. Hoạt

động khoa học công nghệ ngành công thương. Truy xuất từ: https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t3058/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0- den-mot-so-nganh-cong-nghiep-cua-viet-nam.html

Một phần của tài liệu Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa liên hệ sự ra đời của cách mạng 4 0 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)