Biện pháp thứ 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và cộng đồng xã hội trong giáo dục phát triển vận động.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo (Trang 28 - 31)

d. Chỉ đạo tổ chức tốt “Ngày hội thể dục, thể thao” ở trường mầm non.

2.2.5.Biện pháp thứ 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và cộng đồng xã hội trong giáo dục phát triển vận động.

cộng đồng xã hội trong giáo dục phát triển vận động.

Sinh thời Bác Hồ kính yêu thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học sinh: gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội là 3 yếu tố khơng thể tách rời nhau được. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn

triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo

phần cịn lại cần có sự giáo dục của gia đình và cộng đồng xã hội để giúp cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường được tốt hơn. Giữa nhà trường - gia đình và cộng đồng xã hội có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại. Gia đình là nơi cung cấp thông tin về đặc điểm riêng và khả năng của trẻ, điều kiện giáo dục gia đình....để nhà trường và giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp và yêu cầu giáo dục phát triển vận động phù hợp cho nhóm trẻ, từng cá nhân trẻ. Gia đình có vai trò hỗ trợ giáo viên trong việc thực hiện các yêu cầu vận động của trường mầm non tại gia đình; là người xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp nhằm củng cố và phát triển các kết quả giáo dục phát triển vận động của nhà trường; tham gia giám sát các hoạt động giáo dục phát triển vận động tại nhà trường; là “hình mẫu” nêu tấm gương về rèn luyện thể chất, đồng hành và khích lệ trẻ trong việc luyện tập các hoạt động phát triển vận động. Giáo dục gia đình bổ sung và hồn thiện hơn các tác động của giáo dục nhà trường đối với trẻ: Nếu giáo dục nhà trường cung cấp cho trẻ những hiểu biết, kĩ năng mang tính hệ thống, bài bản thì giáo dục gia đình lại có ưu thế lớn trong việc giáo dục hành vi, củng cố các kĩ năng được trang bị và từ đó giúp vận dụng các hiểu biết vào cuộc sống. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là hình thức thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với nhóm...trong xã hội. Cộng đồng tốt có vai trị điều chỉnh mơi trường giáo dục gia đình, làm cho giáo dục gia đình đi đúng hướng, hỗ trợ và “kéo dài” các tác động của giáo dục nhà trường đến tận từng cá nhân để họ có điều kiện phát triển bản thân. Cộng đồng cũng có thể thực hiện các chương trình giáo dục đặc biệt theo nhu cầu của các nhóm dân cư.

Để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa gia đình - nhà trường và cộng đồng xã hội. Bằng nhiều hình thức: như thơng qua họp phụ huynh; qua trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên để phụ huynh có thể chủ động gặp gỡ nhà trường, giáo viên để nắm bắt tình hình và kết quả giáo dục phát triển vận động của trẻ; trao đổi thông qua Ban Liên lạc hội phụ huynh; thông qua việc thăm hỏi của giáo viên đến từng trẻ; thơng qua hình thức tuyên truyền trên truyền thanh, pa-

triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo

nơ, áp phích, góc tun truyền tại các lớp, góc tun truyền của nhà trường; thơng qua hoạt động tập thể, hội, lễ của nhà trường, phụ huynh có thể trực tiếp tham gia tổ chức các hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoại khóa về giáo dục phát triển vận động do nhà trường hay cộng đồng tổ chức.

Chúng tôi phối hợp với phụ huynh và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non với 02 nội dung chính:

Thứ nhất là phối hợp trong xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi hội thảo về chuyên đề, qua truyền thanh, góc tuyên truyền của nhà trường, chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền các bậc phụ huynh với nội dung phù hợp, phong phú và hình thức hấp dẫn để tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, nhận thức về chuyên đề; thống nhất kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục vận động; làm cho các bậc phụ huynh và cộng đồng hiểu về sự cần thiết phải xây dựng các môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp an toàn cho trẻ. Giúp họ nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục vận động bên trong, bên ngồi lớp học. Từ đó tranh thủ mọi sự đóng góp ủng hộ của phụ huynh trong vệc xây dựng môi trường vận động cho trẻ: kêu gọi phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu như lốp xe ơ tơ để làm xích đu, làm đường đi gồ ghề; lốp xe đạp vít lại với nhau để làm ống chui; vải vụn để làm các loại bóng; hộp sữa susu để làm vòng thể dục và cổng chui, ống nhựa nước phế thải để làm gậy thể dục, chai nhựa để làm cử tạ và các loại tranh ảnh về vận động để trang trí mơi trường. Đối với các loại đồ dùng không tự làm được như trang phục đồng phục cho trẻ, các loại đồ chơi liên hồn ngồi trời...chúng tơi phối hợp với phụ huynh và cộng đồng để thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tùy lịng ủng hộ hảo tâm của phụ huynh và các tổ chức trên địa bàn để đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, mua trang phục cho trẻ, cải tạo khuôn viên nhà trường và trang thiết bị, vẽ môi trường các lớp...

triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo

Thứ hai: Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục vận động cho trẻ trong trường mầm non như phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn thêm cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động tại gia đình. Như dán nội dung thực hiện kế hoạch giáo dục vận động hàng tuần ở góc phụ huynh để phụ huynh tập luyện thêm cho trẻ ở nhà. Chỉ đạo các lớp thực hiện tốt công tác trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình hình của trẻ, mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao đổi, qua nội dung nhận xét ở sổ bé ngoan, hàng tuần và hàng tháng để kịp thời thông báo đến bố mẹ các tiến bộ hoặc các vấn đề liên quan đến giáo dục phát triển vận động cho trẻ để phối hợp giúp trẻ thực hiện các kĩ năng vận động tốt hơn.

Kêu gọi, vận động phụ huynh tham gia trong các buổi “Hội khỏe”, “Tuần lễ sức khỏe”.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo (Trang 28 - 31)