Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4.4. Bệnh sỏi bàng quang trên chó
4.4.4.1. Thông tin bệnh súc
Chó poodle giống cái, 4 năm tuổi,nặng 3,8 kg, đãđẻ 1 lứa, ăn hạt trường kỳ.
Đến khám với triệu chứng tiểu rắt, tiểu mót, tiểu ra máu, thể trạng gầy, vẫn ăn uống bình thường, đã điều trị kháng sinh nhiều đợt không khỏi, có tiền sử viêm âm đạo.
Kết quả khám lâm sàng: Thân nhiệt bình thường (38,9o C), con vật tỉnh táo,
hơi gầy, da và niêm mạc bình thường, âm đạo bình thường.
Sờ nắn vùng bụng không đau, kiểm tra vùng bàng quang có bất thường nghi sỏi hoặc polip hoặc khối u.
4.4.4.2. Chẩn đoán và điều trị
- Con vật được chỉ địnhchụp X-quang bằng phương pháp không chuẩn bị.
+ Tư thế chụp: đặt thú nằm ngang, dọc theo bàn chụp Xquang.
+ Chỉnh hệ số kVp ở mức 56 kVp, hệ số mAs ở mức 8.0 mAs.
- Nguyên nhân: có thể do chế độ ăn hạt khô lâu ngày dẫn đến con vật không
đào thải hết các chất trong đương tiết niệu, công thêm việc từng bị viêm nhiễm
âm đạo cũng có thế dẫn đến viêm bàng quang góp phần tạo sỏi.
-Hướng xử lý: phẫu thuật mở bàng quang lấy sỏi.
- Quy trình: con vật được kiểm tra lại cách chỉ số lâm sàng và các điều kiện tiền phẫu. Máu được kiểm tra 4 chỉ tiêu sinh hóa và 18 chỉ tiêu huyết học (hầu
hết các chỉ số đều nằm trong ngưỡng cho phép, chỉ có tổng số bạch cầu tăng nhẹ do viêm bàng quang mãn tính, số lượng hồng cầu giảm do mất máu).
-Bệnh súc được tiến hành mổ mở bàng quang lấy sỏi thành công, đặt ống
thông tiểu chủ động, hồi sức sau mổ.
Hình 4.8. Hình ảnh X-quang cho thấy con vật bị sỏi bàng quang
(3 khối tách biệt)
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+
Hình 4.9. Hình ảnh sỏi và bệnh súc sau khi phẫu thuật
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+
- Con vật được tiến hành hậu phẫu liên tục trong bảy ngày với kháng sinh,
kháng viêm giảm đau, thuốc trợ sức, và chăm sóc hộ lý đến khi vết thương lành.
- Kết quả; sau bảy ngày con vật khỏe mạnh, được cắt chỉ, rút ống thông, ăn