Phướng hướng và giải pháp để xây dựng giai cấp côngnhân Việt Nam ngày nay

Một phần của tài liệu CHỦ ĐỀ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở THẾ KỶ XIX VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY (Trang 26 - 30)

nay

3.1. Phương hướng

Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề nghiệp, xứng đáng là là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật đối với công nhân và lao động, như Luật Lao động, Luật Công đoàn, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với công nhân; có chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế... Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú”. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đề ra nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc; nhạy bén và vững

27

vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam... Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được tri thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế;... có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Coi trọng giữ vững bản chất giai cấp công nhân và các nguyên tắc sinh hoạt của Đảng”. Đồng thời, “Chú trọng xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải “quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; đảm bảo việc làm, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.

3.2 Một số giải pháp

Từ thực trạng trên, để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, nâng cao nhận thức, kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độ ngũ trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò giai cấp công nhân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc – động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội về chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng tri thức hóa giai cấp công nhân. Đặc biệt, quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ, có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.

Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức về đạo đức, xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân.

Thực tế trong thời kì dịch bệnh Covid – 19 vừa qua, Đảng và Nhà nước đã áp dụng tốt các giải pháp nhằm ổn định đời sống cho người dân lao động, đảm bảo được hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự phối kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội đã phát huy hiệu quả, dù dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp nhưng không vì thế mà sản xuất bị đình trệ, đời sống và việc làm của người lao động được tạo điều kiện để phát triển hết sức có thể. Đúng với phương châm hành động “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Nhà nước đã có chính sách quan tâm, chăm lo cho đời sống của mọi người dân, giải quyết kịp thời những vấn đề của giai cấp công nhân. Không những thế, người lao động và người sử dụng lao động cũng tham gia đóng góp vào việc xây dựng giai cấp công nhân bằng nhiều hình thức như: thực hiện sản xuất tại chỗ “ Ba tại chỗ”, “Một cung đường hai điểm đến”..., không dừng dây chuyền sản xuất để đảm bảo sản xuất kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường,...

29

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, việc làm rõ điểm tương đồng của giai cấp côngnhân hiện nay với giai cấp công nhân ở thế kỉ XIX có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ việc phát hiện những điểm tương đồng để đối chiếu, phân tích, soi xét vào thực tế Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Qua đó hiểu thêm về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ, giúp hoàn thiện nhận thức về các giai cấp khác nói chung cũng như giai cấp công nhân nói riêng. Bên cạnh những điểm tương đồng so với thế kỉ XIX thì giai cấp công nhân hiện nay vẫn có nhiều nét mới, phù hợp với tình hình xã hội,quốc gia và thế giới, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ đó, mỗi cá nhân nhất là thế hệ trẻ phải không ngừng rèn luyện, nâng cao nhận thức, giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp nòng cốt cho sự phát triển của xã hội. Không những thế, đề cao sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay là một nội dung cần thiết đối với giai cấp công nhân, điều này cần được sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là Đảng Cộng sản chú trọng để hoàn thành một cách tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học( Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội. 2021.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học( Dành cho bậc đại học-chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật , Hà Nội.

2019.

3. Học viện Chính Trị quốc gia Hồ Chí Minh. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2017.

4. Hoàng Ngọc Hải and Hồ Thanh Thủy, Học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh mới,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu- sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/hoc-thuyet-

gia-tri-thang-du-van-con-nguyen-gia-tri-trong-boi-canh-moi. 2020.

31

Một phần của tài liệu CHỦ ĐỀ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở THẾ KỶ XIX VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NÀY (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)