Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn của công ty cổ phần Nam Việt (Trang 45)

201 9 2021

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ theo quy định của công ty cổ phần Nam Việt.

- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 với các tham số như sau:

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%)= x 100 - Tỷ lệ tiêm phòng: Tỷ lệ tiêm phòng (%)= x100

- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:

Tỷ lệ thực hiện (%)= x100 ∑ số lợn mắc bệnh

∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh

∑ số con điều trị

∑ số con được tiêm phòng ∑ số con lợn

∑ số con thực hiện phẫu thuật ∑ lợn con

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu được một số thông tin về tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua các năm được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần Nam Việt qua 3 năm 2019 - 2021

STT Loại lợn 2019 2020 5/2021

1 Lợn đực giống 15 20 25

2 Lợn nái sinh sản 570 950 1200

3 Lợn hậu bị 250 380 500

4 Lợn con 8.560 10.450 13.200

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại là lợn nái và lợn con theo mẹ và chủ yếu là lợn thương phẩm. Số lượng lợn đực từ 2019 -nay dao động trong khoảng 15 - 25 con, lợn nái sinh sản dao động trong khoảng 570 – 1200 con, lợn hậu bị dao động trong khoảng 250 – 500 con và lợn con dao động trong khoảng 8.560 – 13.200 con. Số lợn đực giống tăng từ 15 lên 25 con do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con lợn đực giống đã kém chất lượng.

Số lượng lợn nái tăng lên hàng năm, lợn nái hậu bị tăng lên nhằm thay thế cho lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và mở rộng quy mô trại. trong những năm 2016 đến năm 2018 do ngành chăn nuôi gặp nhiều biến động lớn và rất khó khăn do tình hình dịch bệnh dịch tả Châu phi hoành hành khắp các tỉnh thành trên cả nước làm nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng như các công ty phải chịu ảnh hưởng hậu quả nặng nề. Không những thế mà còn chịu giá rẻ

lịch sử trong ngành chăn nuôi kéo dài hơn một năm, làm ngành chăn nuôi lợn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đứng trước tình trạng khó khăn như thế trang trại Nam Việt đã thực hiện rất tốt các biện pháp phòng dịch cho đến năm 2019 thì quy mô của đàn là 750 nái, khi dịch bệnh đã được kiểm soát thì công ty có chiến lược tăng đàn nái và tăng quy mô sản xuất lợn thương phẩm cho thị trường. Tính đến tháng 4 năm 2021 thì số lợn nái là 1200 nái, cung cấp một số lượng lớn ra ngoài thị trường để giải quyết vấn đề khan hiếm lợn cho nhu cầu mọi người. Bên cạnh đó thì giá lợn lại rất cao và mang nhiều lợi nhuận cho công ty trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, theo thống kê thì khoảng 11 tỷ hàng tháng.

Để đạt được những kết quả như trên ngoài việc áp dụng khoa học kĩ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất..., trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Qua 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái và lợn con mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn từ 100 - 114 ngày chửa đến khi nái đẻ và nuôi con, số liệu được trình bày cụ thể trong bảng 4.2.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, số lượng lợn nái chửa, nái đẻ nuôi con và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập. Số lượng lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 108 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 – 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng thức ăn ở đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng thức ăn để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra

thức ăn cho lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai. Tổng số lợn con em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 7546 con.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

(Đơn vị: con)

Tháng Nái đẻ, nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa

12/2020 111 1420 1287 1/2021 108 1387 1260 2/2021 105 1344 1233 3/2021 110 1408 1247 4/2021 109 1395 1256 5/2021 108 1382 1263 Tổng 651 8336 7546

Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường tra thức ăn để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng bị thiu, mốc, lợn mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần xịt gầm chuồng hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm chuồng cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm chuồng quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm chuồng sau 9 giờ để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại

Trong suốt quá trình thực tập tại trại lợn Nam Việt em đã theo dõi được tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 12 111 105 94,59 6 5,41 1 108 103 95,37 5 4,62 2 105 100 95,23 5 4,76 3 110 99 90,00 11 10,00 4 109 82 75,22 27 24,77 5 108 86 79,62 22 20,37 Tổng 615 651 575 88,33 76 11,65

Kết quả bảng 4.3.cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ tháng 12 đến tháng 2 là thấp chỉ từ 4,76 - 5,41%, lợn chủ yếu là lợn đã đẻ được 2 - 3 lứa. Trong những tháng đầu năm do kế hoạch tăng đàn do đó có nhiều nái đẻ lần 1 nên tỷ lệ lợn đẻ khó tăng khá cao và phải dùng nhiều biện pháp can thiệp. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do các nguyên nhân sau: lợn đẻ ở những lứa đầu, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của lợn mẹ không tốt. Tỷ lệ đẻ khó cao nhất 24,77%, nhưng bắt đầu từ lứa thứ hai trở đi tình trạng này giảm xuống rõ rệt.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt lồng úm cho lợn con, vệ sinh vùng mông và âm hộ cho lợn mẹ trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con để kịp thời can thiệp đối với những lợn có biểu hiệu đẻ khó. Chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết thời gian đẻ nhanh

hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay,đeo găng tay sát trùng, vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung của lợn mẹ.

4.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

Qua thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thống kê được 1 số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái, kết quả được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng Số lợn nái đẻ Số con đẻ ra/lứa (Xmx) Số con còn sống đến cai sữa ( x m X) Tỷ lệ sống (%) 12 111 12,790,078 11,590,068 90,63 1 108 12,840,071 11,660,061 90,84 2 105 12,800,069 11,740,054 91,74 3 110 12,800,066 11,330,07 88,56 4 109 12,790,066 11,520,064 90,03 5 108 12,790,067 11,690,05 91,39 Tổng 615 651 12,800,07 11,590,06 90,53

Kết quả bảng 4.4 cho thấy các chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái là tương đối cao. Trong 6 tháng em thực tập có tổng 615 con lợn nái đẻ với số con đẻ ra trung bình là 12,80 con/lứa, số con còn sống đến cai sữa là 11,59 con/lứa và tỷ lệ sống đạt 90,52%.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa khá cao. Có nhiều nguyên nhân là do kỹ thuật đỡ đẻ của công nhân và sinh viên thực tập ngày càng được nâng cao. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 4 - 5 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất.Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè là 2 người trên 1 dãy chuồng 56 nái đang đẻ và nuôi con. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Nam Việt

4.4.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện phương châm‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh sảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đặt lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.Với các công việc cụ thể như: dọn phân, xịt gầm, rắc vôi, phun sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn. Tùy thuộc vào

điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có những thay đổi cho phù hợp. Các loại thuốc sát trùng mà trại sử dụng là novacide, ommicide.

Nguồn nước uống: hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 – 5ppm.

Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại được trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại

TT Công việc Số lượng được giao (lần) Đã thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 160 160 100

2 Phun sát trùng trong chuồng 80 80 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 160 160 100

4 Xả vôi + xịt gầm chuồng 110 110 100

Những việc em đã tham gia vào vệ sinh phòng bệnh theo lịch sát trùng của trại là: phun sát trùng chuồng đẻ, rắc vôi đường đi, đường lấy phân, đường tra cám, xả vôi gầm và quét dọn vệ sinh toàn chuồng. Chủ nhật hàng tuần sau khi đã làm xong các công việc trong chuồng, em cùng mọi người tiến hành tổng vệ sinh bên trong và bên ngoài chuồng, dọn dẹp nhà tắm sát trùng và khu vực ăn uống, nghỉ trưa của công nhân. Kết quả đã hoàn thành 100% công việc được giao.

4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tham gia vào công tác tiêm phòng cho đàn lợn nái, kết quả tiêm phòng cho lợn nái được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6.Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản Loại lợn Ngày tuổi Phòng bệnh Loại vắc xin Liều dùng (ml/con) Đường đưa thuốc Số con tiêm Tỷ lệ an toàn Lợn hậu bị 25,29 tuần tuổi Khô

thai Parvo 2 Tiêm bắp 200 100

26 tuần

tuổi Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 200 100

27,30

tuần tuổi Giả dại Begonia 2 Tiêm bắp 200 100

28 tuần

tuổi LMLM Aftopor 2 Tiêm bắp 200 100

Lợn nái sinh sản

10 tuần

chửa Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 58 100

12 tuần

chửa LMLM Aftopor 2 Tiêm bắp 58 100

Lợn con 2-3 ngày tuổi Thiếu sắt Fe- Dextran- B12 2 Tiêm bắp 3985 100 2-3 ngày tuổi Tiêu chảy Nova- Amcoli 0,5 Tiêm bắp 2550 100 3-6 ngày tuổi Cầu trùng Diacoxin 5% 1 Uống 3985 100 16-18

ngày tuổi Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 2550 100

Bảng 4.6 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe – Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu sắt ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và

100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tiêm Fe - Dextran - B12 10% và cho uống cầu trùng được 3985 con lợn con đạt tỷ lệ an

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn của công ty cổ phần Nam Việt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)