Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng toàn quang (Alloptical network): cấu hình, các linh kiện và thiết bị cơ bản (Trang 54 - 55)

4. Kết luận

4.3 Kết luận và khuyến nghị

Các mạng truyền thống hiện nay bao gồm, hầu hết các phần là tập hợp của các bộ chuyển mạch điện để liên kết các kết nối sợi quang điểm-điểm cho khoảng ngắn, vùng đô thị cũng như khoảng cách xa. Qua vài năm gần đây, dẫn đến yêu cầu về việc cần được thay thế, thay đổi mạng để có thể cung cấp băng thông cao hơn, tốc độ cao hơn và khả năng mềm dẻo cao hơn. Để đạt được những yêu cầu trên, thì các

mạng hiện tại cần được nâng cao bằng cách thêm nhiều sợi quang và nhiều chuyển mạch hoặc năng cấp chuyển mạch. 1 giới hạn chính của các mạng đó là hiện tượng nghẽn cổ chai miền điện ( “electronic bottleneck” ) bao gồm 2 yếu tố. Thứ nhất là tất cả các thông tin được vận chuyển trên sợi quang phải được xử lý tại phần tạo tốc độ dữ liệu điện mà tương thích với thiết bị chuyển mạch điện theo trình tự vài Gbps, và thứ 2 là các thông tin truyền qua bộ chuyển đổi quang điện gây ra hao phí , trễ thời gian. Sử lý tín hiệu điện, và các bộ chuyển đổi quang điện dữ liệu tại tất cả các node mạng trung gian.

AONs có thể truyền thông tin với tốc độ rất cao mà không cần qua bộ chuyển đổi quang điện. Trong tương lai, Aons sẽ mang đến khả dụng băng thông rất lớn của sợi quang và nâng cao hiệu quả sử dụng nó để đạt được yêu cầu tăng cao băng thông. WDM, OTDM hoặc OCDM sẽ được sử dụng phổ biến để nâng cao hiệu quả sử dụng băng thông sợi quang. OTDM và OCDM chưa thực sự hoàn hảo khi so sánh với WDM và các ứng dụng của chúng hiện nay vẫn chỉ giới hạn ở một vài thực nghiệm.

Phụ thuộc vào các đặc tính chức năng của chúng, có 3 loại AONs là passive, transparent và ultra-fast. Passive và transparent AONs có thể dùng WDM hoặc OTDM, nhưng ultra-fast AONs chỉ có thể sử dụng OTDM. Những mạng AONs có thể được sử dụng trong kinh doanh, thương mại, y học, và giáo dục để hỗ trợ 1 dải rộng các ứng dụng. Các khả năng ứng dụng bao gồm kết nối máy tính với tốc độ siêu cao, truy nhập thư viện điện tử, telemedicine, Video conferencing, VoD, học trực truyến và nhiều ứng dụng đa phương tiện khác. Rất nhiều các ứng dụng có thể được sử dụng để nâng cao thông tin NS/EP trong các tình huống khẩn cấp. Vì vậy, mạng AONs có thể được xem như là khả năng thay thế các mạng điện tử.. trong các tình huống khẩn cấp.

Khi mà các mạng toàn quang có 1 nguyên lý rõ nét, thì công việc tiếp theo cần thiết đó là về bảo mật, vận hành liên mạng, và điều khiển và quản lý trong AONs. Các tổ chức tiêu chuẩn như là ITU-T và ANSI và nhiều tổ chức nghiên cứu khác hiện đang nghiên cứu các vấn đề này. Khi mà công nghệ và tiêu chuẩn được chuẩn hóa , AONs có thể chứng tỏ ý nghĩa có thể làm được để hỗ trợ các thông tin NS/EP trong suốt các tình huống khẩn cấp .

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng toàn quang (Alloptical network): cấu hình, các linh kiện và thiết bị cơ bản (Trang 54 - 55)