Yếu tố gần các trại chăn nuôi lợn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 60 - 61)

Khi dịch bệnh xảy ra, có hay không khả năng lây nhiễm sang các trại chăn nuôi lân cận ? Mức độ cao hay thấp? Khoảng cách gần và xa giữa các trại chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào tới việc phát tán mầm bệnh?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành phân tích lượng giá mối tương quan giữa yếu tố phơi nhiễm gần (<200m) các trang trại chăn nuôi với việc lây nhiễm DTLCP của các trại nghiên cứu. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.7:

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của yếu tố gần các trang trại chăn nuôi lợn khác tới

phát sinh DTLCP

Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng

Khoảng cách từ

chuồng nuôi đến trại

khác ≤ 200m 39 16 55 >200m 31 19 50 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 1.49 [0.48; 4.2] P - value 0.043 P – value = 0.043 < 0.05

Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố gần trại chăn nuôi khác là 1.49 đã được kiểm định thống kê sự sai khác với P-value = 0.043 < 0.05. Điều này có nghĩa nguy cơ mắc DTLCP ở các trại chăn nuôi lợn có khoảng cách đến trại khác ≤200m cao hơn 1.49 lần so với các hộ có khoảng cách đến trại khác > 200m.

Điều đó cho thấy, khoảng cách tới các hộ chăn nuôi xung quanh càng gần thì khả năng dương tính DTLCP càng cao. Điều này dễ hiểu bởi khi lợn bị nhiễm bệnh sẽ đào thải virus ra ngoài môi trường xung quanh qua phân, nước tiểu, các chất dịch qua miệng, mũi. Lợn chết được vận chuyển và đem đi tiêu hủy sẽ phát tán mầm bệnh nhanh chóng ra nhiều nơi theo dòng nước, côn trùng, các hộ gia đình có chăn nuôi xung quanh. Việc kiểm soát lợn chết và tiêu hủy lợn bằng cách rắc vôi, tiêu độc khử trùng xung quanh môi trường hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)