Chương trình Ladder

Một phần của tài liệu đồ án PLC hệ thống trộn bê tông (Trang 30)

4.3.1.1. Phân cổng vào ra : I/O

Bảng 4.1 Phân cổng vào ra cho PLC

STT Đầu vào Đầu ra

1 X000: Khởi động Y000: Làm việc

2 X001: Dừng Y001: Van xả xi

3 X002: Cấp xi măng Y002: Van xả cát

4 X003: Cấp cát Y003: Van xả đá

5 X004: Cấp đá Y004: Van xả phụ gia

6 X005: Bơm nước Y005: Van xả nước

7 X006: Bơm phụ gia Y006: Trộn khô

8 X007 Van xả cốt liệu Y007: Trộn ướt

9 Y010: Còi báo

10 Y011: Xả bê tông

11 Y12 : Đếm mẻ

4.3.1.2. Nguyên lý làm việc

Ấn nút khởi động các van cấp nước, phụ gia, cát, đá, xi măng hoạt động.

• Các cảm biến cân đặt dưới các khoang làm nhiệm vụ cân đủ trọng lượng quy định cho từng khoang.

• Sau khi các khoang nước, phụ gia, cát, đá, xi măng được nạp đủ máy ép sẽ đưa các nguyên liệu gồm cát , đá , xi măng xuống bồn trộn để trộn khô.

• Quá trình trộn khô được thự hiện trong 30 giây.

• Quá trình trộn khô kết thúc , máy ép nhánh nước và phụ gia hoạt động đưa nước và phụ gia vào bồn trôn trong để thực hiện quá trình trộn ướt.

• Quá trình trộn ướt hoạt động trong 30 giây.

• Kết thúc quá trình trộn ướt → còi bào hiệu hoạt động để báo hiệu trộn xong chuẩn bị cho công đoạn mở cửa xả bê tông trong 10 giây và tiếp tục cho lần trộn mới.

31

• Kết thúc quá trình đếm đủ số mẻ → reset bộ đếm và kết thúc quá trình trộn bê tông.

4.3.2Lựa chọn PLC cho mô hình thiết kế điều khiển trạm trộn bê tông

Căn cứ vào số đầu vào/đầu ra, dựa trên những đặc điểm của hệ thống trạm trộn bê tông được trình bày trong đồ án, em lựa chọn PLC Mitsubishi FX5U 32MR/ES có thể đáp ứng được các yên cầu của hệ thống điều khiển.

Hình 4.5 PLC FX5U 32MR-ES

Thông số kỹ thuật

• Bộ CPU với 32 I/O: 16 đầu vào và 16 đầu ra relay

• Công suất: 30W

• FX5U có khả năng mở rộng tới 512 đầu vào ra

• Nguồn cấp 110VAC ~ 220VAC

• Tích hợp truyền thông tương tự Serial RS485 và Ethernet giữa PLC và HMI

• Tích hợp sẵn 2 đầu vào và 1 đầu ra tương tự

• Tích hợp sẵn điều khiển vị trí 4 trục

• Tích hợp sẵn bộ đến tốc độ cao max 8 kênh

32

• Khe cắm thẻ nhớ tới 4GB

• Các Module giao tiếp chuyển đổi có thể được gắn trực tiếp vào PLC

• Có khả năng kết nối mở rộng với các Module vào ra số, Module chức năng đặc biệt hay các module chuyển đổi tương tự số ADP

4.3.3Chương trình Ladder

Hình 4.6 Chương trình Ladder

1

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu cũng như khảo sát và thiết kế điều khiển mô hình trạm trộn bê tông, chúng em nhận thấy mình đã thu được nhiều kiến thức , kết quả về năng lực của mình. Em đã tìm hiểu tài liệu về PLC , về các ngôn ngữ lập trình cho PLC và sử dụng áp dụng cho đề tài đồ án 2 ” Xây dựng chương trình điều khiển trạm trộn bê tông dùng PLC Misubishi”.

Qua đó nhóm chúng em đã thu được những kết quả như sau:

• Đã tìm hiểu và nắm vững những khái niệm về công nghệ trộn bê tông.

• Đã hiểu rõ về những yêu cầu điều khiển công nghệ trạm trộn bê tông.

• Hiểu được cách sử dụng, chọn PLC Mitsubishi FX5U và sử dụng thành thạo phần mềm GX WORK3 lập trình cho PLC đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ lập trình LADDER.

• Thiết kế chương trình điều khiển chạy thử nghiệm thành công.

Trong quá trình nghiên cứu và làm đồ án 2, nhóm chúng em đã được PGS. TS. Nguyễn Huy Phương chỉ dẫn, giảng giải tận tình và tỉ mỉ về những kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn.

2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hà Tất Thắng, Bài giảng môn Tự động hóa công nghiệp với PLC, Nhà Xuất bản Bách Khoa Hà Nội, 2010.

[2] Nguyễn Văn Khang, Bộ điều khiển lôgic khả trình PLC và ứng dụng, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội , 2009.

[3] Nguyễn Trọng Thuần ,Điều khiển logic và ứng dụng, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội, 2000.

[4] Tăng Văn Mùi, Nguyễn Tiến Dũng, Điều khiển logic lập trình PLC, Nhà xuất bản thống kê, 2003.

Một phần của tài liệu đồ án PLC hệ thống trộn bê tông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)