Cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh ĐắkNông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 62 - 98)

THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã điều tra khảo sát 60 cán bộ, giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS

huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

TT Nội dung Mức đánh giá ĐTB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên 41 68,33 17 28,33 2 3,33 0 0 3,65 2 Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội 43 71,67 17 28,33 0 0 0 0 3,72 3 Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 36 60,00 18 30,00 6 10,00 0 0 3,50 4 Tác động của xã hội đối với GDGTS 28 46,67 22 36,67 10 16,67 0 0 3,30 5

Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội

38 63,33 21 35,00 1 1,67 0 0 3,62 Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy cả 5 yếu tố đề xuất đều ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến công tác này tại các nhà trường.

Yếu tố “Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội” là yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với điểm trung bình đánh giá là 3,72/4 điểm. Tiếp đến là yếu tố “Năng lực

56

điểm và tiêu chí “Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội” với 3,62/4 điểm. Hai yếu tố còn lại là “Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội”“Tác động

của xã hội đối với GDGTS” được đánh giá ở mức 3,50 và 3,30/4 điểm. Có thể nói,

thời gian qua, do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông triển khai nghiêm túc và sát sao đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học tại các trường THPT đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của giá trị sống, GDGTS cho học sinh. Đặc biệt đối với các em học sinh nữ và học sinh dân tộc thiểu số thì sự quan tâm, GDGTS càng cấp thiết hơn. Chính vì thế, yếu tố nhận thức được đánh giá là ảnh hưởng nhất đến hoạt động này. Hoạt động quản lý GDGTS muốn triển khai hiệu quả thì năng lực đội ngũ quản lý, chủ thể chỉ đạo và giáo viên, chủ thể thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến công tác này. Tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm triển khai.

2.5. Đánh giá chung về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, việc quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có được sự quan tâm và thực hiện tương đối đồng bộ. Các biện pháp quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được áp dụng về cơ bản là phù hợp lí luận về quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường trong huyện và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò của hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng đã được nâng lên tạo nên sự chủ động trong hoạt động GDGTS cho học sinh của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Đó là những mặt tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh các Trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh những mặt tích cực đó, qua việc khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy còn hạn chế cơ bản. Đó là đa phần học sinh nhận thức được về giá trị sống và ý nghĩa của giá trị sống trong cuộc

57

sống nhưng còn hời hợt, chưa sâu sắc vì thế chưa thể tạo nên nền tảng để hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Nguy hiểm hơn, một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ sự cần thiết của giá trị sống đối với bản thân và có những biểu hiện hành vi lệch chuẩn.

Công tác xây dựng kế hoạch GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã được chú trọng quan tâm khá cơ bản trong từng năm, từng tháng và trong từng bộ phận, từng thành viên có trách nhiệm.

Công tác tổ chức thực hiện chương trình GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất theo kế hoạch và nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên nhân viên có trách nhiệm trong công việc có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể văn hoá nhà trường có thái độ ứng xử phù hợp với đối tượng, là tấm gương cho học sinh noi theo. Trong công tác tổ chức GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có những biện pháp, hình thức tổ chức thu hút được sự tham gia của học sinh, cơ bản qua đó đã khích lệ, phát huy và xây dựng được những giá trị nền tảng cho học sinh như: yêu thương; khoan dung, hợp tác, chia sẻ....

Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các Nhà trường đã được triển khai phù hợp với thực tiễn của Nhà trường, sát sao theo kế hoạch đạt ra, bảo đảm việc tổ chức thực hiện thường xuyên trong giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS trong Nhà trường.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để triển khai các nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bước đầu đã thu được kết quả. Bên cạnh đó, mặc dù còn có nhiều hạn chế, song trường đã có sự quan tâm thu hút các nguồn lực bên ngoài từ các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động GDGTS cho học sinh.Hội cha mẹ học sinh bước đầu đã có nhận thức về hoạt động GDGTS cho học sinh trong nhà trường, bước đầu đã quan tâm tham gia, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục.

58

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đánh giá cũng chưa được thường xuyên, các hình thức GDGTS chưa sinh động, phong phú, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia ở các nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGTS chưa đồng bộ. Nội dung kế hoạch mang tính chung chung, hình thức, xa rời thực tế của cơ sở giáo dục và của địa phương; một số nội dung kế hoạch được đề ra bị bỏ qua không thực hiện.

Giáo viên đã thực hiện giáo dục lồng ghép giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học nhưng cũng chưa thường xuyên. Chưa có sự gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội chưa nhiều.

Nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay đơn thuần chỉ là những tiểu nội dung được tích hợp hữu hạn thông qua các môn học chính khóa hoặc lồng ghép qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tính mục tiêu và hướng đích về giá trị sống bị lấn át thậm chí bị đồng nhất thiếu cơ sở với mục tiêu của các hoạt động trên. Bên cạnh đó thiếu những hoạt động giáo dục mang tính định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn cho mình giá trị sống còn thiếu. Việc tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh bị coi nhẹ.

Môi trường giáo dục bó hẹp trong không gian là lớp học, khuôn viên trường, xa rời thực tiễn và trải nghiệm; hình thức giáo dục chưa chú trọng tác động, định hướng để người học bộc lộ năng lực, thể nghiệm và hình thành kỹ năng.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn thiếu thốn, nhà trường chưa đủ tiềm lực tài chính để tài trợ cho những hoạt động mang tính thực tế, trải nhiệm nhằm tăng cường giá trị sống cho học sinh. Việc huy động sự giúp đỡ từ các lực lượng giáo dục bên ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

2.5.2.2. Nguyên nhân

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới, với những đặc trưng tiến bộ của của cách mạng khoa học công nghệ, của nền văn minh hậu công nghiệp với nền kinh

59

tế tri thức, đang đặt ra những cho giáo dục những thời cơ mới và thách thức mới, trong đó phải đào tạo ra được một đội ngũ những người lao động có tay nghề cao, có kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi tương xứng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và vì một thế giới phát triển bền vững.

GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Người lớn chưa gương mẫu trong hành vi và lối sống, ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh về những giá trị sống cơ bản. Đây là nguyên nhân có sự kết hợp giữa hai yếu tố xã hội và gia đình. Phương pháp giáo dục nêu gương có ảnh hưởng rất lớn đến người học. Trong thực tế cuộc sống, cha mẹ chưa chuẩn mực trong các mối quan hệ, trong nhận thức, hành vi và lối sống có tác động rất mạnh mẽ đối với con cái bởi gia đình chính là các nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Bên cạnh đó, khi tham gia các mối quan hệ xã hội, các em học sinh cũng chịu sự tác động lớn từ môi trường sống xung quanh mình. Những quan điểm, hành vi lối sống của mọi người đặc biệt là của những người lớn tuổi đã tác động đến nhận thức của các em. Chính vì vậy, đây được coi là nguyên nhân lớn thứ 2 trong việc kết quả hoạt động GDGTS chưa đạt hiệu quả cao.

Do những biến đổi tâm sinh lý phức tạp của học sinh cấp THCS. Ở lứa tuổi này, các em học sinh có sự phát dục, cơ thể phát triển nhanh chóng làm thay đổi nhận thức, thái độ của các em về bản thân. Giai đoạn này, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân và sức đề kháng kém, bản lĩnh còn yếu trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội thâm nhập vào đời sống tinh thần của các em.

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Thị Ánh và Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), Tâm lý học lứa tuổi, NXB Giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển

nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà

trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo, Vũ Quốc Chung (2013), Một số vấn đề lí luận và thực

tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kí đổi mới, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2012), Kế hoạch số 444/KH-BGDĐT về việc tập huấn các

cán bộ cốt cán trong nhà trường về phương pháp GDGTS và kỹ năng sống, Hà Nội.

8. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội. 10. Chử Hồng Chính (2016), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ

năng sống ở trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

11. Phạm Khắc Chương (2007), Lý luận đại cương, Giáo trình dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Phạm Minh Hạc (2011), Biến động phức tạp một số giá trị ở VN.

14. Đặng Xuân Hải (2008), “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ

đạo đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số

81

15. Lê Bá Hãn (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hạnh (2018), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Oai A thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

17. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Ngọc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

18. Bùi Minh Hiền (2011), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Phạm Mai Hồng (2018), “Tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh

qua dạy học truyện ngụ ngôn trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở”, luận

văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Lê Văn Hồng (chủ biên) và Lê Thị Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi

và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21. Dương Thị Hường (2016), “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh

Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Phan Kim Khanh (2003), Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục thể

chất ở trường THCS, Trường Cán bộ QLGD Tp. Hồ Chí Minh.

23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

24. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

25. Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình đại cương khoa học

quản lý và quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Trần Kiểm (2012), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

82

28. C. Mác và F.Engels (1851), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

29. Nguyễn Lân (1989), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

30. Hồ Văn Liên (2007), Tổ chức quản lý hoạt động giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2009), Sự phát triển các quan

điểm giáo dục hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2010),

“Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở”, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Lý, Phan Kim Khanh (2003), Nghiệp vụ quản lý trường

THCS, tập 4, Trường Cán bộ QLGD Tp. Hồ Chí Minh.

35. M.I Kônđacôp (1984), Cơ sở lí luận khoa học quản lý giáo dục, Viện khoa học quản lý giáo dục Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (2002), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 62 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)