Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu quản lý nhà nước về tiền lương như:

Một phần của tài liệu Tiểu luận lịch sử tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và liên hện thực tiễn tác động của chính sách tiền lương tối thiểu tới mức sống của người lao động trong khu vực công và các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay (Trang 26 - 28)

- Chi phí lao động trên một đơn vị đầu ra ULC. (ULC=V/tổng đầu ra) - Giá trị gia tăng trên một chi phí lao động

- Mức doanh lợi tính trên chi phí tiền lương - Giá trị gia tăng trên lao động

- Tổng tiền lương, thu nhập của người làm công ăn lương/tổng thu nhập quốc dân khả dụng (sau khi đã trừ đi tích lũy).

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền lương tối thiểu tới mức sống của người lao động trong khu vực công và các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Em hi vọng những kiến nghị này sẽ đóng góp được một phần nhỏ ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về tiền lương tối thiểu.

KẾT LUẬN

Tiền lương tối thiểu trong khu vực công và các đơn vị hành chính sự nghiệp không còn là vấn đề mới lạ hiện nay, nhưng nó là vấn đề gắn liền với người lao động và luôn được các ngành, các cấp, toàn thể người lao động và các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động quan tâm.

Tiền lương tối thiểu là vấn đề quan trọng không chỉ với đời sống của cá nhân người lao động mà đối với toàn xã hội bởi lẽ nó là cơ sở để thuê mướn, trả công lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiền lương tối thiểu được coi là “lưới an toàn” cho những người lao động làm công ăn lương. Nó là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Hơn thế, tiền lương tối thiểu còn thiết lập nên mối quan hệ ràng buộc giữa người lao động với cơ quan, người sử dụng lao động, góp phần thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động hiện nay còn thấp, chưa đảm bảo được chức năng, vai trò là nguồn thu nhập chính của người lao động nhất là tại khu vực công và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Chính vì vậy, cần từng bước nghiên cứu, rà soát lại các yếu tố cơ bản làm căn cứ xác định lương tối thiểu, bổ sung các yếu tố mà trước đây chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ (như tiền nhà, tiền điện thoại, các dịch vụ xã hội...) để bảo vệ người lao động đúng mức. Hơn nữa, cần phải từng bước xóa bỏ việc quy định khác nhau về tiền lương tối thiểu giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong sử dụng lao động giữa các khu vực kinh tế đó.

Trước thực trạng đó, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu là vấn đề cần thiết. Trên cơ sở các yêu cầu hoàn thiện đang đặt ra phù hợp với từng giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng cần được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ toàn thể người lao động nói chung và người lao động trong khu vực công và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng một cách hợp lý, linh hoạt và bền vững.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lịch sử tiền lương tối thiểu ở Việt Nam và liên hện thực tiễn tác động của chính sách tiền lương tối thiểu tới mức sống của người lao động trong khu vực công và các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay (Trang 26 - 28)