Mỹ thuật Ai Cập cổ đại suốt 3000 năm tồn tại không có những biến động lớn. Ngay từ thời cổ vương quốc nghệ thuật đã có những thành tựu đáng khâm phục ở mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Sở dĩ như vậy vì trong nghệ thuật người Ai Cập có những quan niệm, những quy định, các nghệ sĩ khi sáng tác phải tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy tính chất dân tộc thể hiện đậm nét trong các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Điều đó góp phần hình thành một số đặc điểm chúng cho nghệ thuật tạo hình.
Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này thể hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích hoạ. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập được làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày hôm nay. Quan niệm, lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, xứng đáng là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tôn giáo. Thông qua các phần còn lại ta thấy các nghệ sĩ Ai Cập đã rất ưu tiên đề tài tôn giáo, tín ngưỡng.
Bị ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mình sư tử. Chính đặc điểm thứ nhất đã tạo ra tiền đề nảy sinh đặc điểm thứ hai.
Những ước lệ tạo hình cổ xưa đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực điêu khắc (phù điêu) và bích hoạ. Các hình tượng phù điều và bích hoạ Ai Cập đã được thể hiện hoặc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là sự kết hợp của đầu mặt nghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn nghiêng và được nhìn từ phía ngón cái là một đặc điểm đặc biệt trong các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập. Người Ai Cập tạo hình như vậy vì họ quan niệm về sự toàn vẹn của hình tượng. Họ muốn trên một hình tượng nhưng có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các hướng. Mặt khác các hướng chọn để diễn tả phải là hướng mà các đặc điểm được thể hiện rõ đặc trưng nhất. Như vậy người Ai Cập đã rất khéo chọn lựa và khéo sắp xếp. Nhìn thoáng
qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có dạng vặn và nhiều chi tiết tưởng như không hợp lý phải nghiên cứu kỹ mới thấy sự sáng tạo và tài năng của người Ai Cập khi tạo hình. Như vậy mới có cái nhìn đúng đẳng về giá trị của nghệ thuật Ai Cập..
Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, bích hoạ luôn gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp trong đó kiến trúc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc. Tất cả đều thống nhất phong cách và hoà hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh. Tất cả những đặc điểm trên đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo ra sự độc đáo, riêng biệt cho nghệ thuật tạo hình Ai Cập. Tuy nó bị chi phối bởi tôn giáo, bởi ý tưởng về sự vĩnh hằng, hay siêu hình thần bí thì nghệ thuật Ai Cập vẫn rất phong phú về thể loại.
Những ước lệ tạo hình cổ sơ mặc dù theo các nghệ sĩ suốt trong quá trình sáng tạo và phát triển. Nhưng không vì thế mà nghệ thuật Ai Cập đơn điệu và không thay đổi. Trái lại phong cách nghệ thuật Ai Cập mặc dù vẫn thống nhất nhưng vẫn có sự chuyển biến phong cách qua các thời kỳ từ cố đến trung và tân vương quốc. Có một điều chắc chắn rằng, nghệ thuật Ai Cập thống nhất và phát triển theo một hướng đi riêng, có thay đổi vẫn giữ được đặc điểm, quan niệm tạo hình của mình.
Nghệ thuật Ai Cập là một nền nghệ thuật sáng tạo, để lại nhiều thành tựu, kỳ quan cho thế giới và mang đậm sắc thái dần .