Quyết định huy động vốn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ COVID-19. LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 26 - 32)

3. Quyết định nguồn vốn của Công ty CP Đầu tư Thế giới di động trong

3.2. Quyết định huy động vốn

3.2.1. Quyết định ngắnhạn

MWG là nhà bán lẻ số một Việt Nam với đặc điểm chính là thu tiền mặt khách hàng nên nợ vay của công ty chủ yếu từ vay ngắn hạn dưới dạng vay tín chấp với lãi suất thả nổi có kỳ hạn trong khoảng 1-3 tháng.

Năm 2020, MWG có khoản nợ ngắn hạn là 29.422 tỷ đồng trong đó vay ngắn hạn từ ngân hàng là 15.625 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2019, tương đương gần 51% tổng nợ phải trả và 34% tổng nguồn vốn của cả tập đoàn.

Danh sách “chủ nợ” của MWG đều là các định chế tài chính quốc tế và khu vực có uy tín, do vậy, đây là một phần quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp được coi là khả năng nắm bắt cơ hội, nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn: MWG –Báo cáo thường niên năm 2020

Phần lớn các khoản vay đều do ngân hàng nước ngoài tài trợ và đang vay nợ nhiều nhất từ ngân hàng BNP Parias – chi nhánh Singapore. MWG thường chọn các ngân hàng nước ngoài bởi có ưu thế về nguồn vốn giá rẻ nên lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng nội. tuy vậy tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng này cũng cao hơn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ hội

được tài trợ vốn. Các ngân hàng nước ngoài nhìn thấy được khả năng thực thi của MWG– được xem là giá trị cao nhất của doanh nghiệp ở việc đã biến ý tưởng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam của họ thành hiện thực và có sự vận hành tuyệt vời trong những năm qua, điều đó thể hiện rõ nhất trong việc mở rộng số lượng cửa hàng đi kèm với chất lượng dịch vụ hàng đầu, doanh thu lợi nhuận đều ở mức tăng trưởng dương (tăng trưởng 6% doanh thu thuần đạt 108.546 tỷ đồng, và tăng trưởng 2% lợi nhuận sau thuế đạt 3.920 tỷ đồng so với 2019) và cùng với đó MWG vẫn giữ vững vị trí nhà bán lẻ số 1 Việt Nam trong những năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ngoài ra, MWG có lưu lượng hàng tồn kho rất hớn, luôn ở ngưỡng 20.000 – 25.000 tỷ đồng trong những năm đại dịch, trong khi doanh thu chủ yếu bằng tiền mặt (thể hiện ở vòng quay phải thu ở mức cực thấp 0,88 ngày). Hàng tồn kho này thực tế đều có giá trị phát mãi cao mặc dù vòng quay ở mức 2 – 3 tháng/năm. Ông Thuân – Tổng Giám Đốc Fiin Group cho rằng đây là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn tiếp cận một khách hàng như MWG để cấp hạn mức tín dụng cho vay vốn lưu động.

Vào tháng 11 năm 2020, MWG quyết định về việc dự kiến vay vốn từ HSBC (chi nhánh Singapore) và một số tổ chức tín dụng khác với tổng hạn mức tín dụng 120 triệu USD (gần 2.800 tỷ đồng) cùng thời hạn vay là 2 năm cùng với quyền chọn gia hạn thời gian vay thêm 364 ngày. Công ty cho biết, mục đích vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động, chi phí vốn, thực hiện các mục đích đầu tư kinh doanh chung của công ty và các công ty khác trong cùng tập đoàn, bao gồm bổ sung vốn chủ sở hữu cho CTCP Thế Giới Di Động và CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh. Với Bách Hóa Xanh, MWG sẽ tăng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tạm ngưng mở mới thêm các cửa hàng, tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các chuỗi trước khi nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2023.

Việc phải thanh toán hơn 15.600 tỷ đồng nợ gốc trong 6 tháng năm 2021 không phải là áp lực quá lớn đối với MWG bởi chỉ trong nửa đầu năm 2020, công ty phải trả tới gần 27.000 tỷ đồng nợ đến hạn, đồng thời vay mới khoảng 24.500 tỷ đồng. Doanh thu nửa năm của công ty vào khoảng trên 50.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2020, MWG trả nợ gốc 48.574 tỷ đồng, vay mới 51.173 tỷ đồng. Hệ số khả năng chi trả lãi vay (EBITDA/Chi phí lãi vay) ở mức an toàn 6,8 lần (tức năng lực lợi nhuận bằng tiền tạo ra gấp nhiều lần áp lực trang trải chi phí lãi vay), cao hơn nhiều so với trung bình ngành bán lẻ.

Kết thúc quý III năm 2021, MWG vay ngắn hạn ngân hàng lên tới 14.165 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động, giảm 29% so với cuối quý II nhưng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Một số ngân hàng mà MWG vay trên 1.000 tỷ có thể kể đến là ngân hàng BNP Paribas chi nhánh Singapore (2.214 tỷ đồng), Standard Chartered chi nhánh Singapore (1.495 tỷ đồng), HSBC Singapore (1.325 tỷ đồng), Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (1.057 tỷ đồng). Dữ liệu của FinGroup cho thấy MWG có chi phí vốn vay bình quân (Cost of Financing - CoF) chỉ ở mức 3,7%/năm trên tổng số nợ vay ngắn hạn và dài hạn vào cuối quý 3/2021.

3.2.2.Quyết định vay dài hạn

Vay ngân hàng

Năm 2021, MWG không chỉ vay ngắn hạn tại ngân hàng TNHH MTV HSBC (chi nhánh Singapore) mà còn có khoản vay dài hạn duy nhất tại ngân hàng đó là 2.768 tỷ đồng. Năm 2021 là năm tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử của MWG, với khoản vay dài hạn

Phát hành trái phiếu

Nguồn: MWG –Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét năm 2020

Năm 2020, về phía vay dài hạn 1.126 tỷ đồng, tất cả đều là trái phiếu mà MWG phát hành cho các công ty bảo hiểm theo hình thức tín chấp nhằm bổ sung vốn lưu động, lãi suất cố định 6,55%/năm. Các trái phiếu này còn được thu

xếp phát hành bởi Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) và được bảo lãnh bởi Credit and Investment Facility - quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á với phí bảo lãnh là 1,5%, đáo hạn vào ngày 17/11/2022 nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động của công ty.

Nguồn: Vietstock - Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2021

Năm 2021, MWG phát hành số trái phiếu và lãi suất không đổi so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên chi phí phát hành trái phiếu đã giảm. Nguồn vốn huy động từ trái phiếu của MWG có thể có mức chi phí vốn cao hơn đáng kể, song trong tổng cơ cấu nợ vay, dư nợ huy động trái phiếu chỉ chiếm khoảng

bình quân của MWG ở mức 7,2%/năm, ổn định trong 4 quý vừa qua. Nếu đem so với CoF bình quân 3,7% thì chênh lệch tương đối lớn (3,5%).

Phát hành cổ phiếu phổ thông

Trong năm 2021, MWG đã 2 lần phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), người lao động sở hữu cổ phiếu ESOP sẽ được hưởng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các chính sách chia cổ tức hàng năm của doanh nghiệp. Ngày 11/1/2021, MWG phát hành gần 13,6 triệu cổ phiếu phổ thông cho 5.529 cán bộ chủ chốt, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên trong số 13,6 triệu cổ phiếu, thì MWG phát hành mới 13 triệu cổ phiếu còn lại hơn 600.000 cổ phiếu quỹ. Qua đó ước tính doanh nghiệp thu về gần 136 tỷ đồng, vốn cổ phần tăng từ 4.532 tỷ đồng lên 4.661 tỷ đồng trong đợt phát hành ESOP đầu tiên năm 2021.

Nguồn: MWG – Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét quý III năm 2021

Cổ phiếu này sẽ được coi như một cách thay thế cho các khoản thưởng bằng tiền mặt hay quà tặng hiện vật và sẽ được sử dụng như nguồn lợi nhuận giữ lại để phát hành. Từ đó, cũng góp phần tạo thêm nguồn vốn mới cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cũng như tạo ra dòng tiền cho việc xoay vòng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG từng nhấn mạnh: "Nếu một ngày nào

đó, chính sách ESOP không được thông qua thì hiệu quả kinh doanh của Công ty đó có vấn đề” bởi việc ESOP tồn tại sẽ giúp cả tập thể có động lực phấn đấu và nỗ lực vì Công ty.

Tuy nhiên, MWG không lạm dụng việc phát hành ESOP và điều này liên tục được thảo luận tại các phiên Đại hội, vì nó tiềm ẩn rủi ro khi cổ đông bên ngoài phải đối mặt với vấn đề pha loãng cổ phần, giảm giá trị đầu tư trên sàn gây thiệt hại lợi ích lâu dài cho các cổ đông.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ COVID-19. LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)