Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Google

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANH Đề tài Phân tích văn hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 34)

4.1. Các yếu tố bên ngoài

4.1.1. Văn hóa dân tộc

Có thể nói văn hoá Mỹ ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá của Google, Ở Mỹ con người luôn được chú trọng đề cao, tự do và thoải mái điều đó đã được áp dụng trong văn hóa doanh nghiệp công ty, google luôn mang đến cho nhân viên của mình sự tự do để họ làm việc,... Làm việc thoải mái nhất để họ có thể toàn tâm toàn ý cho công việc. Ban lãnh đạo luôn cố gắng đáp ứng những nhu cầu từ thiết yếu đến nâng cao cho nhân viên như nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đón,… ngoài ra thì đến với Google nhân

20

viên không chỉ có văn phòng làm việc đẹp như mơ mà còn có những món ăn, thức uống được coi là thiên đường dành cho nhân viên: tại văn phòng có 3 quán ăn tự phục vụ, 2 nhân viên pha chế café và phục vụ đồ uống… hơn thế nữa nhân viên ở đây cũng được làm việc rất thoải mái, hằng năm google tặng cho nhân viên những chuyến du lịch miễn phí, tổ chức tiệc party…

Nhân viên được tự do phát ngôn, đưa ra ý tưởng, đề suất của cá nhân điều này cũng xuất phát từ văn hóa con người Mỹ rất là hoạt ngôn, năng đông và tự do nói lên tiếng nói của mình. Và google luôn nỗ lực văn hóa cởi mở, khuyến khích sáng tạo của nhân viên

Thay vì trả hàng triệu đôla để quên với một người nổi tiếng thì họ lại lại dùng nguồn lực để vinh danh những người tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp điều này cũng xuất phát từ văn hóa thích thể hiện bản thân của người Mỹ, mà đã giúp cho công ty rất thành công trong việc khuyến khích nhân viên tạo ra giá trị cho công ty, đây là một trong những cách tiếp cận mới mẻ hướng vào con người.

Có thể nói văn hóa dân tộc ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là thông qua con người, cơ sở vật chất hiện đại, .. và văn hóa doanh nghiệp google tốt không chỉ giúp cho doanh nghiệp thu hút được những nhân tài mà còn giúp công ty luôn đạt được những thành tựu to lớn

4.1.2. Những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp học hỏi được

Google là doanh nghiệp thường xuyên tham gia các chiến dịch “ săn lùng” lập trình viên thông qua các cuộc thi viết Code tại châu Âu đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng trong việc tuyển dụng nguồn lực tiềm năng cho doanh nghiệp. Google có các buổi talkshow nhằm thu hút sự quan tâm, mở ra cơ hội làm việc cho người người có năng lực đặc biệt là các bạn trẻ.

Trong talkshow với chủ đề “Hiểu và Vận dụng Trí tuệ nhân tạo cùng Google” ngày 31/08/2018 tại TP.HCM do Google đã phối hợp trường ĐH KHXH&NV tổ chức, các chuyên gia Google và hai khách mời đã minh hoạ cụ thể những lợi ích của Trí tuệ nhân tạo đã và đang đem lại những giá trị giúp ích thiết thực cho học tập lẫn cuộc sống của sinh viên, và tất cả mọi người trong xã hội.

Cơ hội luôn mở ra cho các bạn trẻ trên khắp tất cả các nước tiếp cận và ứng dụng nền tảng công nghệ một cách thực tiễn nhất thông qua trải nghiệm và tiếp nhận nhiều thông tin giá trị về sức mạnh của công nghệ AI khi ứng dụng vào các công cụ quen thuộc của Google như Google Dịch, Google Tìm kiếm với những trò chơi hết sức thú vị. Trong bối cảnh công nghệ liên tục phát triển như hiện nay, việc liên tục cập nhật, tìm hiểu và nghiên cứu về những xu hướng công nghệ mới là vô cùng thiết yếu, đặc biệt đối với các bạn sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự chuyển giao của xã hội trong thời đại Công nghiệp 4.0 đồng thời giúp tối ưu tiện ích của các công nghệ mới cho cuộc sống con người. Nắm bắt và vận dụng chúng sẽ giúp sinh

21

viên có được hành trang kiến thức và kỹ năng công nghệ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.

4.2. Các yếu tố bên trong

4.2.1. Tư duy của các nhà quản trị cấp cao

Google được biết đến với 2 người sáng lập, lãnh đạo Larry Page và Sergey Brin. Trước tin đồn bị Twitter dụ dỗ nhân tài của công ty, Google đã nhanh chóng quyết định thiết lập lại cấu trúc tổ chức và trao cho Pichai chức vụ CEO Google thay cho vị trí hiện tại của Larry Pages (2015). Tuy nhiên, bên cạnh Sergey Brin, Larry Page lại đóng chủ chốt quan trọng tạo nên nét riêng trong văn hóa kinh doanh của Google từ khi thành lập đến nay.

Khi Larry Page nhậm chức CEO, Google đang cho thấy dấu hiệu già cỗi, lỗi thời và tính quan liêu bắt đầu bám rễ. Larry Page đã nhanh chóng tổ chức lại sản phẩm, khai tử hàng tá các dự án không thành công hoặc không cần thiết như Google Health. Và đặc biệt ông đã thay cơ cấu tổ chức cũ của Google, vốn được chia thành những bộ phận lớn phụ trách kỹ thuật và quản lý sản phẩm, bằng 7 lĩnh vực chuyên tập trung vào sản phẩm như tìm kiếm, sản phẩm quảng cáo, hệ điều hành Android và thương mại. Mỗi nhà điều hành đứng đầu 7 lĩnh vực này, được gọi là nhóm L-Team (nhóm 7 nhà điều hành cấp cao của Larry Page), được giao toàn quyền và trách nhiệm đối với bộ phận họ điều hành. Nhóm L-Team họp mặt với Larry vào mỗi trưa thứ Hai hằng tuần để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm và đảm bảo các dự án của họ nhất quán với tầm nhìn của ông. Kết quả là từ khi khi Larry Page lên điều hành. Dấu hiệu rõ nhất mà chúng ta có thể thấy là giá cổ phiếu của Google rất ổn định! Điều đó cho ta thấy rõ năng lực quản lý của ông tốt tới mức nào. Larry Page thuộc tuýp người suy nghĩ trong dài hạn. Để cải tiến sản phẩm, Page cho rằng phải luôn “nghĩ khác”. Chẳng hạn, trên một chuyến bay, khi nhìn qua cửa sổ máy bay, ông nghĩ đến việc cải thiện hình ảnh trong ứng dụng bản đồ của Google bằng cách dùng các máy bay bay tầm thấp chụp hình khắp nước Mỹ. Và giờ Google Earth có cả hình ảnh 3D của nhiều thành phố. Bên cạnh đó, Larry Page ông chủ của google có một phong cách rất riêng: Ông quan niệm: “Mọi người có thể yêu thích, căm ghét, ngưỡng mộ, thần tượng, thù hận bạn, nhưng chắc chắn một điều khi nhắc đến bạn họ sẽ không bao giờ dám làm ngơ, đơn giản vì bạn đã làm một cuộc cách mạng đổi thay mà chính họ không bao giờ dám làm”. Larry Page là một người như vậy, ông luôn thúc giục nhân viên của mình tin và chấp nhận vào những ý tưởng điên rồ của ông, vì tin rằng nếu thành công, đó sẽ là một cuộc cách mạng. Ông khuyến khích một cách triệt để nhân viên của mình làm việc nhanh gọn và có một quyết định hết sức nhanh chóng. Để thực hiện điều này, ông yêu cầu mọi người phải cập nhật 60 từ mới nhất hoặc quan trọng của dự án hiện thời mà nhân viên đang làm việc. Điều đó khiến ông có thể tham gia theo dõi và quản lý một cách hiệu quả nhất. Larry cho rằng ông là một người hướng nội, và điều này giúp ông có thể lắng nghe sâu để tổng hợp các sáng kiến của nhân viên một cách tốt nhất. Larry tạo ra một niềm tin

22

đủ mạnh để có thể cầm giữ những nhân sự tốt nhất của mình, tạo ra cam kết giữa họ với doanh nghiệp ít nhất là một vài năm. Larry cố gắng tránh xa phong cách lãnh đạo độc đoán bằng cách luôn cho nhân viên cơ hội để nói lên ý tưởng của mình.

Tại Google, Sergey đảm nhận chức vụ giám đốc công nghệ và đứng đầu bộ phận nghiên cứu bí mật Google X, nơi đã biến hơn 100 ý tưởng táo bạo thành những sản phẩm thực nghiệm. Trong đó phải nhắc đến Google Glass, xe tự lái, trí tuệ nhân tạo, kính áp tròng thông minh, Web of Things hay điều khiển bằng giọng nói... Cùng với tiến trình phát triển của Google từ một thuật toán tìm kiếm đơn thuần đến một công ty khổng lồ với hàng tá dự án lớn nhỏ, khả năng của Brin ngày càng được chứng minh như một khối óc phi thường, đầy hoài bão với những sản phẩm gần như không tưởng ở thời điểm cho ra mắt. Sergey Brin là người ưa mạo hiểm và rất sáng tạo. Từng tự thừa nhận mình sở hữu một cá tính… lập dị, Sergey ít khi tham gia vào các dự án kiếm tiền của Google mà thay vào đó, tập trung vào những nghiên cứu khá “viển vông”, dường như Sergey Brin sẽ tiếp tục cho ra lò những ý tưởng cải tiến mới mẻ để không ngừng phát triển, như anh vẫn luôn làm với Google trong suốt gần 20 năm qua. Brin từng chia sẻ: “Hẳn ai cũng muốn trở nên thành công, nhưng không chỉ thế, tôi muốn được mọi người nhìn vào và coi như một hình mẫu của sự sáng tạo, lòng tin cậy và đạo đức”. Những ai đã từng làm việc với Brin đều biết anh có niềm tin bất diệt vào việc sử dụng kiến thức và quyền lực của mình để mang đến những điều tốt đẹp hơn. Ngoài sự cống hiến không mệt mỏi trong việc, anhcòn vận dụng tri thức và khoa học để giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Anh cùng các cộng sự đã thành lập tổ chức Google.org vào năm 2005 nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thế giới như năng lượng, nghèo đói, bệnh tật, khí hậu và môi trường. Cặp đôi quyền lực của làng công nghệ đã quyên góp hàng trăm triệu USD cho các tổ chức từ thiện. Việc làm từ thiện giúp hình ảnh của Sergey và Lary cũng như Google tốt đẹp hơn trong mắt nhân viên cũng như người dùng mà còn cho thấy đạo đức kinh doanh của 2 nhà lãnh đạo tài giỏi, không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà còn giúp ích cho xã hội.

Sergey còn là một người yêu thích thể thao. Anh đã từng thử qua tất cả các môn như trượt băng, trượt tuyết, thể dục dụng cụ, nhào lộn. Ngoài ra Sergey Brin luôn quan tâm cẩn thận về sức khỏe. Anh tin rằng một lối sống lành mạnh sẽ giúp anh ngăn ngừa bệnh tật. Luyện tập yoga và ngồi thiền là một phần trong thói quen hàng ngày của Sergey Brin. Anh thường mặc quần áo tập thể dục, đi giầy Vibram, thường xuyên tập yoga giữa các buổi họp hay đi bằng tay để giải trí. Theo nhân viên Google Douglas Edwards, Brin còn là người hài hước. Edwards cho biết khi phỏng vấn, nhà đồng sáng lập Google còn mặc trang phục như một chú bò. Vào ngày Cá tháng Tư, anh thông báo cho các nhân viên Google đang mang bầu rằng sẽ tổ chức lớp học sinh sản. Với phong cách phóng khoáng, thoải mái như vậy Sergey Brin không hề áp đặt công việc nặng nề cho nhân viên. Anh luôn đề cao sự sáng tạo, luôn tạo sự thoải mái nhất cho nhân viên để họ thỏa sức sáng tạo.

23

Qua những đặc điểm của hai nhà sáng lập của Google cũng đã phản ánh hình ảnh văn hoá của công ty. Hiện tại các nhà quản lý cấp cao luôn thực hiện nhiều hoạt động để kết nối quản điểm của các nhà quản trị với nhân viên để tạo nên một Google có văn hoá hiệu quả và nổi bật.

CEO - Sundar Pichai luôn là tấm gương, là biểu tượng của các nhân viên tại Google. Ông ghi được dấu ấn tại các dự án khác nhau với Google gồm Chorme, Apps, Android, ông đã được chọn để dám sát hầu hết các lĩnh vực sản phẩm của công ty. Ông có phong cách nói chuyện nhẹ nhàng, kỹ năng quản lí nhóm làm việc tốt, ông có khả năng vận dụng quyền lực của mình khi cần thiết. Vì vậy ông luôn chủ động trong việc ban hành chính sách quản lí, tìm kiếm và định hướng phát triển nhân tài trong công ty, truyền bá tư tưởng và các triết lý quản lý cho các chuyên viên quản lí và lan tỏa đến đội ngũ nhân viên.

Google luôn coi đào tạo và phát triển nguồn lực là chiến lược đầu tư cho sự thành công tương lai của doanh nghiệp. Các nhân viên khi được tuyển dụng vào Google đều được hỗ trợ phát triển thông qua các khóa đào tạo bài bản và kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,… luôn là những cơ hội để nhân viên ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn

Radical Candor- thẳng thắn với nhân viên. Khái niệm về Radical Candor là chìa khoá quan trọng trong sự thành công của văn hóa Google. Kim Scott (cựu giám đốc điều hành của Google và Apple) đã biến khái niệm này thành sách và podcast (Podcast là phần mềm ứng dụng âm thanh của Apple trên hệ điều hành IOS). Radical Candor liên quan đến việc bạn vừa tạo ra "thách thức trực tiếp" cho nhân viên của mình, vừa biết "quan tâm chăm sóc" họ. Điều này sẽ làm giảm thiểu các cuộc tranh luận và bi kịch và tạo ra một nơi làm việc vui vẻ và hiệu quả"- Aaron Fulkerson, MindTouch.com.

Dự án Oxygen. Đây là một dự án tại Google xuất phát từ một nhu cầu nội bộ - những phàn nàn về công tác quản lý. Công ty đã quyết định tiến hành một nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa các nhà quản lý được đánh giá cao và những người được đánh giá thấp, bằng cách thống kê hiệu suất công việc trong quá khứ, ghi nhận đánh giá của nhân viên, và phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý.

Khảo sát kéo dài trong vòng 10 năm, từ 2008 đến 2018, lặp đi lặp lại từng năm và có điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Kết quả khảo sát đã xác định nhà quản lý tốt là người có 10 biểu hiện sau:

1. Là huấn luyện viên giỏi.

2. Trao quyền cho cấp dưới và không quản lý vi mô.

3. Tạo một môi trường làm việc nhóm lành mạnh (thể hiện sự quan tâm đến thành công và hạnh phúc của cá nhân).

4. Hướng đến kết quả và tính hiệu quả.

5. Giao tiếp tốt (biết lắng nghe và chia sẻ thông tin).

6. Hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và nâng cao hiệu suất. 7. Có tầm nhìn / chiến lược rõ ràng cho đội.

24

8. Có kỹ năng chuyên môn quan trọng để tư vấn cho nhóm. 9. Hợp tác với các đội nhóm khác.

10. Là người quyết đoán.

Từ kết quả nghiên cứu này, Google tiến hành “làm mới” văn hóa quản lý. Các nhà quản lý tại Google đều nhận thức được kết quả của Dự án Oxygen và thực hiện các bước để căn chỉnh bản thân theo danh sách 10 điểm đó.

Michele Donovan (người đứng đầu bộ phận điều hành nhân sự tại Google) đã chia sẻ trên tạp chí Entrepreneur: "Phát hiện chính từ dự án có thể được tóm tắt là có một người quản lý tốt là điều cần thiết, giống như oxy trong môi trường sống. Nếu chúng ta làm cho các nhà quản lý tốt hơn, nó sẽ giống như một bầu không khí trong lành”.

4.2.2. Môi trường văn hoá của doanh nghiệp

Môi trường làm việc ở google luôn được đánh giá thoả mái, vui vẻ và tiện lợi. Chalmer Brown, Due đã khẳng định : "Google là một nơi vui chơi chứ không phải là một nơi làm việc. Không phải công ty nào cũng có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, với những đặc quyền, môi trường và tính linh hoạt, Google đã tạo ra một nơi làm việc rất sáng tạo và thú vị."

Google luôn thể hiện đúng châm ngôn của mình trong môi trường làm việc : "Mục đích duy nhất của Google là giữ cho nhân viên hạnh phúc hơn và duy trì năng suất ‘’.Google cho phép nhân viên mang thú cưng đi làm việc cùng. Trong Quy tắc ứng xử của nhân viên, Google đã có một mục riêng hòan chỉnh về thú cưng. Điều này nhận được rất nhiều sự yêu thích và ủng hộ của nhân viên. Thú cưng được coi là một cách để cải thiện

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANH Đề tài Phân tích văn hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)