Một vài gợi ý chính sách phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TẠI TRUNG QUỐC (Trang 26 - 31)

1. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

Một là, phát triển TTTT là một quá trình lâu dài, không thể nôn nóng và đốt cháy giai đoạn. Việc phát triển TTTT cần được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, song song với việc thiết lập đầy đủ môi trường thể chế cho thị trường phát triển, như khuôn khổ pháp lý, nền tảng kinh tế và sự phát triển của các thị trường hỗ trợ. Hai là, phát triển TTTT trong mối liên thông, liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính

quốc tế, đảm bảo hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến của thị trường tài

chính quốc tế tới thị trường trong nước; từng bước áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế cho hoạt động của TTTT.

Ba là, cần đảm bảo nguyên tắc thị trường trong quá trình quản lý, điều tiết và phát triển

TTTT. Theo đó, lãi suất trên TTTT phải phản ánh đúng cung cầu vốn của thị trường, phản

ánh giá cả của hàng hóa, công cụ trên TTTT.

Bốn là, phát triển TTTT cần được triển khai đồng bộ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế,

cơ cấu lại hệ thống tài chính mà đặc biệt là hệ thống các TCTD. Theo đó, việc phát triển

TTTT và cơ cấu lại hệ thống các TCTD có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ. Việc củng cố, nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của các TCTD sẽ góp phần

nâng cao năng lực của các NHTM – là thành viên chính trên thị trường liên ngân hàng, gia tăng niềm tin của công chúng và nhà đầu tư đối với hoạt động của các NHTM này, góp phần khơi thông nguồn vốn, tạo sự phát triển ổn định, hạn chế rủi ro cho hoạt động của TTTT.

**Theo đó, các định hướng lớn trong phát triển TTTT Việt Nam đến năm 2030 được xác định như sau:

Phát triển đồng bộ các thị trường bộ phận như thị trường liên ngân hàng không có bảo đảm (cho vay, gửi tiền không có thế chấp), thị trường liên ngân hàng có bảo đảm bằng GTCG (Repo) hoặc đảm bảo bằng các hình thức khác (ngoại tệ đối ứng...), thị trường ngoại hối, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc và các công cụ tài chính khác giao dịch trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, thị trường phái sinh; đa dạng hóa các công cụ, hàng hóa tiền tệ trên thị trường. Ưu tiên tập trung phát triển TTTT liên ngân hàng.

Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường; đặc biệt là các NHTM gắn với bối cảnh thực hiện quá trình cơ cấu lại giai 23 đoạn hai 2016-2020 và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phát triển TTTT trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với TTCK, thị trường bảo hiểm và các thị trường tài chính khác.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của TTTT theo hướng nâng cao vai trò của NHNN trong quản lý, điều tiết, giám sát và phát triển TTTT trọng tâm là cơ chế lãi suất.

2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

Để thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp đồng thời thực hiện một số những giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam sau đây:

Một là, chuẩn hóa các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ: Để thị trường thứ cấp phát triển thì một mặt, phải tạo nên nhiều “hàng hóa” mặt khác phải chuẩn hóa các công

cụ tài chính trên thị trường. Trong thời kì đầu, cần phải tăng cường việc phát hành các giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ để công chúng nắm giữ. Các giấy tờ có giá này phải bảo đảm lưu thông một cách dễ dàng, điều này đồng nghĩa với việc các giấy tờ có giá này có thể chuyển nhượng, chiết khấu, thanh toán một cách dễ dàng. Ngoài ra, thời hạn của các giấy tờ có giá này phải đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường (nhất là tín phiếu kho bạc và các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng).

Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ, tập trung vào các nội dung sau:

- Rà soát và hoàn thiện các quy định hiện hành về phát hành các công cụ trên thị trường sơ cấp như phát hành thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại,…

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan tới các nghiệp vụ của thị trường tiền tệ, xây dựng các định chế chuyên nghiệp cho thị trường như các văn bản hướng dẫn liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ hoán đổi,…để các NHTM thực hiện.

- Khuyến khích các ngân hàng xây dựng các thỏa thuận khung (có thể trong khuôn khổ của Hiệp Hội ngân hàng) đê làm cơ sở thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ như thỏa thuận chia sẻ thông tin và liên kết mạng, các thỏa thuận về thanh toán bù trừ các giấy tờ có giá do các ngân hàng phát hành.

Ba là, nâng cao vai trò của các NHTM trên thị trường tiền tệ. Trên cơ sở các công cụ tài chính được quy chuẩn giao dịch trên thị trường, các ngân hàng thương mại (đặc biệt là ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng TMCP quy mô lớn) phải đóng vai trò là các tổ chức tạo lập thị trường.

Bốn là, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để phục vụ cho các giao dịch trên thị

trường tiền tệ và thu thập xử lý thông tin của thị trường. Các giao dịch trên thị trường tiền

tệ đồi hỏi phải thực hiện nhanh và trên phạm vi rộng vì vậy đòi hỏi việc chào giá, thỏa thuận và thực hiện giao dịch phải thông qua hệ thống mạng có độ an toàn cao. Hiện nay,

gần 30 NHTM đã thực hiện giao dịch vốn liên ngân hàng thông qua hệ thống giao dịch của hãng Reuters.

Tuy nhiên, do thông tin trên thị trường liên ngân hàng rất quan trọng đối với Ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cho nên việc xây dựng các mạng của riêng mình (như Fed Wire của Mỹ,… ) và cho phép các ngân hàng thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn liên ngân hàng thông qua mạng này. Việc hình thành hệ thống mạng này có vai trò tích cực đối với hoạt động của thị trường vì thông qua việc cho phép các ngân hàng giao dịch qua mạng này, NHTW có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường và thực hiện vai trò kiểm soát thị trường của mình. Còn đối với các ngân hàng thì giao dịch qua mạng của NHTW sẽ tiết kiệm được chi phí. Vì vậy, việc hình thành một hệ thống mạng cho riêng mình cũng rất cần thiết và quan trọng.

Năm là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cán bộ phục vụ cho hoạt

động của thị trường tiền tệ. Các nghiệp vụ của thị trường tiền tệ là các nghiệp vụ rất mới

mẻ đối với công chúng và cả các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo để các khách hàng biết được những tiên ích mang lại khi họ tham gia nghiệp vụ này. Đói với các ngân hàng, thì việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ có trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ để thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế là hết sức quan trọng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và thành công của ngân hàng trên thị trường tiền tệ.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số nghiên cứu về thực trạng cũng như nguyên nhân của tình hình thị trường tiền tệ Trung Quốc. Qua đó ta có thể thấy thị trường tiền tệ là một thị trường phức tạp và nhiều biến động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi dịch Covid chưa hoàn toàn chấm dứt thì việc điều tiết kinh tế, đưa ra các chính sách để giải quyết các vấn đề của thị trường tiền tệ càng trở nên khó khăn. Do đó, Trung Quốc cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.

Đối với Việt Nam việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 đã đem đến những cơ hội tốt, nhưng cũng có những thách thức đặt ra. Điều này đòi hỏi việc chủ động tăng năng lực đa dạng hóa thị trường để tận dụng cơ hội xuất khẩu, cân bằng hơn thương mại với Trung Quốc. Đồng thời Việt Nam cũng cần chú trọng tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, bằng cách quan tâm đẩy nhanh tái cơ cấu phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ và tài hóa, đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tăng dự trữ ngoại hối và kiểm soát đồng vốn đầu tư.

Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ts. Nguyễn Tường Vân. Trong quá trình học tập chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình của cô, từ đó giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết hơn về những vấn đề trong nền kinh tế thông qua kiến thức môn: “Tài chính- tiền tệ”. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/kinh-te-trung-quoc-nam-2021-710168.html 2.https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-bom-70-ty-nhan-dan-te-vao-thi-truong-duy-tri- thanh-khoan-329026.html 3. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/820431/chuyen-doi-trong- tam-phat-trien-kinh-te-trung-quoc-nam-2020.aspx 4.https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nen-kinh-te-trung-quoc-hien-trang-sau-7-thap-ky- 313599.html 5. https://vov.vn/kinh-te/gdp-trung-quoc-tang-23-trong-nam-2020-831344.vov 6. https://tapchicongthuong.vn/tag-thi-truong-tien-te-4182.htm 7. TOPICAl VietNam

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam 9. KB Securities VietNam

10. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 11. Giáo trình Tài chính Tiền tệ

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TẠI TRUNG QUỐC (Trang 26 - 31)