VIỆT NAM
3.1. Thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay
Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành, phát triển và từng bước hoành thành gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của đất nước. Hơn hết, tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ Việt Nam có các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, các Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ đầu tư...
Cùng với sự phát triển trong nền kinh tế và nhu cầu trong giai đoạn phát triển NHNN đã tách dần thành 2 cấp. Đến ngày 21/6/93 quyết định số 132/QĐ-NH 14 về thành lập thị trường nội tệ liên ngân hàng đánh dấu một bước chuyển mình mới trong việc thực hiện chính sách TTQG và là động lực cho sự phát triển nền kinh tế và đến tháng 7/2000 công cụ thị trường mở được chính thức đi vào hoạt động theo QĐ số 85/2000/QĐ Ngân hàng nhà nước 14 ngày 9/3/2000. Đây là dấu hiệu hình thành một thị trường tiền tệ với đầy đủ vai trò và đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế cũng như cung cấp những công cụ cần thiết cho việc điều hành CSTT quốc gia trong ngân hàng trung ương.
Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển, đặc biệt là trong khoảng 2 năm gần đây do Covid-19 hoành hành, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung- cầu và nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thế trong nền kinh tế.
Qua các năm hoạt động, thị trường tiền tệ Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định: Việt Nam có khung pháp luật của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, mang tính thị trường và từng bước phù hợp với nguyên tắc hội nhập. Các phương thức và phương tiện giao dịch ngoại tệ cũng hiện đại hơn như phương thức giao dịch kì hạn, hoán đổi,.. ứng dụng có hiệu quả công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Hơn thế nữa, thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn của các ngân hàng góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Không chỉ vậy, các thị trường cấu thành hoạt động giao dịch trên ngày càng
mở rộng về quy mô và loại hàng hóa dịch vụ. Xét về thị trường nội tệ liên ngân hàng cũng hoạt động tự do và linh hoạt hơn. Các thành viên thực hiện trực tiếp giao dịch với nhau vào tất cả các ngày làm việc trong tuần không cần thông qua NHNN và qua trung tâm giao dịch. Hơn nữa, doanh số giao dịch bình quân tăng và ít biến động qua các năm. Phải kể đến năm đầy biến động là năm 2020- 2021, vào ngày 5/2/2021, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng
156.474 tỷ đồng, bình quân 31.295 tỷ đồng/ngày, tăng 3.158 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó. Đối với thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nói riêng ngày càng thể hiện vai trò cầu nối cung – cầu ngoại tệ giữa các TCTD kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy có thể khẳng định rằng thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm... Có thể nói so với lịch sử phát triển thị trường tiền tệ của các nước lớn trên thế giới thì thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn non trẻ và có nhiều bất cập, cần đẩy nhanh để hoàn thiện và phát triển.
3.2. Chính sách phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam
Trong xu thế hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn.Thách thức trước mắt là việc hoàn thiện và nâng cao thị trường tiền tệ Việt Nam.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của nước Anh cũng như một số nước khác trong việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,có thể một số chính sách cần có cho Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ như sau:
Một là, để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia cần phải “ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát”; thực hiện nghiêm túc và coi đó là mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
Hai là, cần nâng cao tính độc lập tương đối cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, tách bạch rõ, các giải pháp cũng như tác động của CSTT và chính sách tài khóa đến mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Trên cơ sở đó, tăng
cường sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT, chính sách tài khóa, chính sách thương mại và đầu tư… đến mục tiêu tổng thể là ổn định kinh tế vĩ mô.
Ba là, chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tập trung vào điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lí, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Bốn là, cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô,thị trường tiền tệ trong và ngoài nước,tăng cường công tác phân tích,thống kê để kịp thời có các đối sách phù hợp.
Năm là, thiết lập hệ thống cung cấp thông tin,thực hiện minh bạch đối với các kì vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách. Phối hợp của các cơ quan truyền thông để định hướng tâm lí thị trường,hạn chế tâm lí bất lợi không đáng có,ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường vào điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.
Cho đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh Covid- 19. Khi đại dịch xảy ra nền kinh tế đã phải chịu tác động nặng nề,lúc này các NHTW đã phát huy vai trò truyền thống của mình với tư cách là người cho vay cuối cùng đối với lĩnh vực tài chính.
Đối với nước Anh, bên cạnh việc hỗ trợ cho các khu vực tài chính thì Ngân hàng Anh đã phải cắt giảm lãi suất; thiết lập các chương trình cho vay có mục tiêu để cung cấp vốn cho các ngân hàng với kì hạn phù hợp,có điều kiện mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc là gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua chấp nhận mua bán trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19 khác với chính sách của NHTW của Anh. Khi mà chính sách của NHNN Việt Nam chủ yếu mang tính chất gián tiếp thông qua các công cụ chính sách tiền tệ truyền thống và mang tính chất hành chính như cắt giảm lãi suất; chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn các NHTM thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo đó, để thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra năm 2021 việc điều hành CSTT phải chủ động linh hoạt bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch Covid- 19, phối hợp chặt chẽ các chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
an toàn hoạt động ngân hàng, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi mà điều kiện thị trường thuận lợi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về đề tài này, đã giúp chúng em nhận thức sâu sắc về vai trò của thị trường tiền tệ đối với NKT của một quốc gia. Hiểu được quá trình quá trình hình thành, phát triển cùng những thành tựu và thách thức của TTTT Anh Quốc. Và hơn hết, nhờ những nỗ lực không ngừng của mình trong nhiều năm qua mà Anh đã trở thành một trong những trung tâm tài chính, tiền tệ của khu vực và thế giới. Điều làm nên thành công này trước tiên phải nhắc tới trước tiên phải kể đến vai trò của một khuôn khổ pháp lý về tài chính nhất quán tiêu chuẩn cao, giúp tạo dựng được vị thế là trung tâm tài chính quốc tế uy tín cùng với đó là những chính sách, sáng kiến mới nhằm tạo dựng một hệ thống tài chính có tính đáp ứng và chiến lược phát triển tài chính hướng ngoại.
Tuy hiện nay thì do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt phải kể đến dịch bệnh trong những năm gần đây nên thị trường tiền tệ Anh đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhưng với chính sách phù hợp, sáng tạo với tình hình hiện tại và dịch bệnh đã dần ổn định, nằm trong tầm kiểm soát, vacxin nhanh chóng được chế tạo thành công thì thị trường tiền tệ Anh chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Trong không gian nhỏ hẹp của bài tập lớn, qua học tập và tìm hiểu song không tránh khỏi những thiếu sót mong giảng viên góp ý và chỉ bảo thêm. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, tài liệu học tập môn “ Tài chính - Tiền tệ”. 2. PGS – TS Tô Kim Ngọc, TS Nguyễn Thanh Nhà, giáo trình “ Tiền tệ ngân hàng”.
3.https://thachdo.com/thi-truong-lien-ngan-hang-va-thong-tin-quan-trong-can-biet/ 4.http://finvest.vn/dac-diem-chuc-nang-cua-thi-truong-tien-te/ 5.https://vietnambiz.vn/thi-truong-tien-te-money-market-la-gi-chuc-nang-cua-thi- truong-tien-te-2019082209205757.htms 6.https://123doc.net/document/3404965-moi-quan-he-tuong-tac-giua-thi-truong-tien- te- va-thi-truong-von.htm https://123doc.net/document/2579461-de-cuong-bai-giang-thi-truong-tai-chinh-va-bat- dong- san.htm 7. https://www.advratings.com/europe/top-banks-in-the- uk?fbclid=IwAR2gYOJ3z- 8.https://fred.stlouisfed.org/ 9.https://www.bankofengland.co.uk/ 10. https://www.academia.edu/8849555/Th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%B B%9Dng_ti%E1%BB%81n_t%E1%BB%87_Anh?fbclid=IwAR3BCCOya6pA TK3nLvwToONUfUPPpzQ43GolSI-RfGrDpbRtogb1B3Rok7k 11. csCGA5Kz67s63APkwaxH7yIAwN5g_VBtGkQwuUvJr3WOOC3dQ 12. https://topica.edu.vn/tin-tuc/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-thuc-trang-va- nhung-dinh-huong-phat-trien/ 13. https://dantri.com.vn/ 14. https://www.global-rates.com/en/