Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của MML trong bối cảnh đại dịch covid-19

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ COVID -19 Doanh nghiệp lựa chọn Công ty cổ phần Masan meatlife (Trang 27 - 33)

I. Quyết định đầu tư ngắn hạn

2. Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của MML trong bối cảnh đại dịch covid-19

covid-19

Biểu đồ “Doanh thu và lợi nhuận sau thuế” của MML giai đoạn 2019 – 12/2021

Nguồn: BCTC CTCP Kido năm 2019, 2020, Quý 4/2021

Tính ROS 2019 =

ROS 2020 =

ROS Quý 4/2021 =

26

Kết quả, doanh thu thuần của CTCP MML năm 2019 là một năm thấp nhất chỉ đạt khoảng 2,67% so với năm 2020, T12/2021. Năm 2020 đã đạt doanh thu thuần khoảng 16.119 tỷ đồng, tăng 16,8%. Mảng kinh doanh thịt tích hợp bao gồm chuỗi cung ứng trang trại của MML mang lại doanh thu thuần 2,378 tỷ đồng trong năm 2020, đóng góp 15% vào doanh thu thuần hợp nhất của MML, tăng gấp 5 lần so với năm 2019. Nhờ vào chuỗi cung ứng tích hợp, biên EBITDA năm 2020 của mảng kinh doanh thịt tích hợp đạt 6,9% do giá heo hơi tiếp tục ở mức đỉnh từ trước đến nay. Cò trong quý 4/2021, doanh thu thuần giảm 21% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 3726 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Masan MEATLife lý giải doanh thu nêu trên giảm chủ yếu do doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi sụt giảm. lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đã tăng 23,67% so với các năm 2019,2020. Masan MEATLife đã có những biện pháp giúp công nhân đẩy nhanh sản xuất và tập trung làm những cái mà người dân cần trong thời điểm dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO MASAN MEATLIFE TRONG THỜI KỲ COVID-19

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến kinh tế các nước kiệt quệ, thương mại toàn cầu giảm sút, ngay các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cũng chao đảo. Tại Viê ̣t Nam, 6 tháng đầu năm 2021, có hơn 70.000 doanh nghiê ̣p rút khỏi thị trường. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiê ̣p đã được ghi nhâ ̣n kịp thời những nỗ lực vượt qua thách thức, chắt chiu và tâ ̣n dụng cơ hô ̣i phát triển trong đại dịch. Masan MEATLife đã chứng minh được năng lực của mình trong phép thử đại dịch Covid-19. Nhu cầu về thực phẩm đóng gói, có sẵn và đảm bảo chất lượng ngày càng cao, tận dụng cơ hội đó Masan MEATLife đã phát huy thế mạnh áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp. Công ty chuyển đổi thành nền tảng kinh doanh chỉ tập trung vào thịt có thương hiệu và đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan có doanh thu 41.898 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.396 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020, doanh nghiệp lỗ 162 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ Công ty cổ phần Masan MEATLife - công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan với 9.635 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ và đóng góp hơn 23% tổng doanh thu.

Tuy nhiên thuận lợi mà doanh nghiệp có được thì ít mà khó khăn họ gặp phải thì nhiều. Bài toán để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và công ty cổ phần Masan MeatLIFE nói riêng cần có những biện pháp giải quyết khó khăn trong quyết định tài chính của doanh nghiệp Việt Nam để nhanh chóng vượt qua thời kì khủng hoảng này.

28

3.1. Về phía nhà nước và chính phủ.

Thứ nhất, cần có các gói hỗ trợ cụ thể, thực chất, ý nghĩa thực tế đến doanh nghiệp như: hỗ trợ tiêm Vắc xin cho người lao động, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm để kích cầu tiêu dùng, ...

Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách thông qua hệ thống ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp như: khoanh nợ, giảm lãi suất, miễn lãi suất, tiếp tục cho vay ưu đãi để chia sẻ và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, Chính phủ cần xem xét thực hiện các gói kích thích kinh tế mới phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực chống chịu trước các biến động kinh tế của các doanh nghiệp; thực hiện tốt các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn liền với tăng cường tính minh bạch hóa thị trường...

Thứ tư, sau tác động của dịch bệnh gây ra dẫn đến tình hình kinh tế khó khăn, doanh thu, lợi nhuận giảm các khoản thuế doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ, tuy nhiên đây là vấn đề khó khăn, việc chậm trách nhiệm nộp thuế có thể diễn ra. Vì vậy để kích thích sản xuất và giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Nhà nước và các cơ quan có thể ghi nhận lượng thuế và có chính sách miễn, giảm trong thời điểm khó khăn này để doanh nghiệp dùng nguồn tài chính hợp lý đó vào tái đầu tư phát triển doanh nghiệp.

3.2. Về phía doanh nghiệp:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh đối với sự thay đổi của thị trường qua đó thay đổi các chính sách, hình thức kinh doanh cho phù hợp hiệu quả, đặc biệt là trong khi có nhiều nơi còn giãn cách xã hội thì kinh doanh online là hình thức thu hút người tiêu dùng nhất, nó giúp người tiêu dùng tiện lợi trong mua sắm hơn.

Thứ hai, nếu đưa công nhân viên trở lại làm việc thì cần bảo đảm công tác phòng chống dịch một cách cẩn thận nhất. Vì nếu một công nhân viên không

may nhiễm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cả một dây chuyền sản xuất hay khâu tổ chức quan trọng làm thiệt hại cho doanh nghiệp rất nhiều.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp cũng đã kịp thời xây dựng tạo khoảng cách đảm bảo giãn cách giữa người với người tạo ra môi trường làm việc an toàn cho công nhân viên an tâm làm việc.

Thứ tư, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, an toàn, hiệu quả. Để đảm bảo nguồn cung cho các nơi đặc biệt là những nơi thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội. Cuối cùng doanh nghiệp nên đưa ra những chính sách cung ứng tiền lương cho các lao động làm việc tại chỗ khu vực bị ảnh hưởng. Những lao động không thể tham gia làm việc vì lý do giãn cách hoặc mắc bệnh thì doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng để hỗ trợ cho họ trong thời gian khó khăn này.

Thứ năm, tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản, thiết lập đội phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề bất thường phát sinh về an toàn lao động, nguồn cung ứng, nguyên liệu sản xuất. Đây là cách làm hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng. Quản lý thanh khoản yêu cầu các doanh nghiệp phải cân đối dòng tiền, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết và theo dõi chặt chẽ công nợ. Các kế hoạch mua sắm tài sản có thể xem xét gác lại và lựa chọn các giải pháp thay thế như đi thuê tài sản để duy trì lượng tiền mặt dự phòng đủ lớn.

Thứ sáu, lập kế hoạch xây dựng các kịch bản ứng phó với rủi ro: doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hoạt động chung của doanh nghiệp mô phỏng các kịch bản với các mức độ phản ứng khác nhau. Trên cơ sở đó, các tìm ra các phương pháp nhất quán để thực hiện các kế hoạch đã được có sẵn, ví dụ như đơn vị cung ứng dòng tiền, đầu tư máy móc thích hợp...

Thứ bảy, chủ động bám sát và cập nhật các chính sách mới của Chính phủ: Việc bám sát chính sách giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp, tạo lợi thế và giảm sốc các khó khăn đến cùng lúc.

30

KẾT LUẬN

Bài làm của nhóm đưa đến một cái nhìn tổng quan về Tài chính doanh nghiệp bao gồm các quyết định tài chính doanh nghiệp, phân loại huy động nguồn vốn, phân loại tài sản. Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng em đã xem xét tình hình hoạt động và tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quyết định đầu tư của Masan MeatLife trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu COVID-19 kéo dài đã mang đến những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ cho nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn theo một góc độ khác, những thách thức do COVID-19 đặt ra chính là phép thử cho các doanh nghiệp về khả năng chống chịu, linh động, ứng phó kịp thời trong bối cảnh khó khăn này. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp đứng đầu về thịt mát đóng gói có thương hiệu tại Việt Nam, Masan MeatLife đã biến khó khăn thành cơ hội, đặt ra đúng hướng đi phát triển mạnh mẽ, những quyết định đầu tư hợp lý, chú trọng vào chất lượng của từng sản phẩm và đã đạt được những con số kinh doanh ấn tượng. Dự kiến tác động của đại dịch COVID-19 sẽ vẫn còn tiếp diễn trong một vài năm tới, vậy nên, Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cần phải có những biện pháp, chiến lược, chuyển đổi kịp thời để chủ động đối phó với đại dịch, biến nguy cơ thành cơ hội, vượt qua khủng hoảng, phát triển vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://s.cafef.vn/upcom/MML/thong-tin-chung.chn

2. https://finance.vietstock.vn/MML/tai-tai-lieu.htm?doctype=1

3. Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021

https://static2.vietstock.vn/data/UPCOM/2021/BCTC/VN/QUY %202/MML_Baocaotaichinh_6T_2021_Soatxet_Hopnhat.pdf

4. Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc 2019

file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/MML_19CN_BCTC_HNKT.pdf

5. Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc 2020

file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/MML_20CN_BCTC_HNKT.pdf

6. Tài liệu học tập, giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng HVNH

32

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ COVID -19 Doanh nghiệp lựa chọn Công ty cổ phần Masan meatlife (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)