Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 39)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Do đó theo Smith và cs. (1995) [22], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi tử cung có mủ. Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân

không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú.

Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Theo Glawisschning và cs. (1992) [20], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Tín Nghĩa huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trang trại Tín Nghĩa , huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 16/012/2020 đến ngày 02/6/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Tín Nghĩa , huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội .

Thực hiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ.

Thực hiện các quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.

Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại. Thực hiện các quy trình khác.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Tín Nghĩa , huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội .

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

Công tác vệ sinh phòng bệnh.

Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Thực hiện công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở chúng em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại

Trực tiếp thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại cơ sở. * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày.

Sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi đánh giá hiệu quả.

* Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con.

- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi lợn thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng, quan sát các biểu hiện như: Trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân..., tình trạng sức khỏe của lợn con, khả năng vận động, màu phân... Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.

- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng.

* Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều tra trực tiếp. Hỏi bác sĩ thú y phụ trách, kĩ sư đứng chuồng, công nhân của trại và thông qua sổ sách.

+ Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin. Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại Tín Nghĩa qua 2 năm (2020 - 5/ 2021)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại và thông qua hệ thống số sách em đã thống kê được số lượng lợn như sau.

Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Tín Nghĩa qua 2 năm (2020 - 5/ 2021) Loại nái Lợn đực giống Lợn nái sinh sản Lợn cái hậu bị Lợn con Lợn thịt Tổng (Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: số lợn đực giống từ 2019 - T5/2021 tăng từ 6 lên 8 con do số lượng lợn nái tăng lên và số tinh cần nhiều hơn để chủ động trong việc loại thải lợn đực già, tinh kém mắc bệnh. Lợn cái hậu bị giảm từ 50 con năm 2019 xuống còn 25 con năm 2021. Lợn nái sinh sản có xu hướng tăng lên từ 287 con năm 2019 lên 379 con năm 2021. Số lợn thịt tăng lên

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy cơ cấu đàn lợn của trại lợn Tín Nghĩa cơ bản đạt tiêu chuẩn theo quy định của một trại chăn nuôi lợn nái sinh sản

các yêu cầu vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”.

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợncon theo mẹ con theo mẹ

Trong thời gian thực tập, được sự phân công của chủ trại và quản lý trại, tôi được thực tập tại chuồng nái đẻ.

Trại sử dụng thức ăn cho lợn nái là 1042 và 1052, thức ăn cho lợn con là 1050 của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi cargill Việt Nam.

Bảng 4.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi lợn

Loại cám

1042 1052 1050

4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

* Quy trình nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn rất quan trọng. Đối với nái chửa từ tuần đầu tiên đến tuần 15 ăn cám 1042; nái chửa tuần 16 và nái đẻ nuôi con ăn cám 1052 cho ăn 3 lần/ngày (sáng - chiều - đêm).

Bảng 4.3. Quy định về khẩu phần ăn của chuồng đẻ

Số lứa

1 >2

* Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản

Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn đẻ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn, em thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi của bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ Trước khi đẻ 0 - 7 ngày 2 ngày 12 - 14 giờ 6 giờ 2 - 4 giờ 30 phút - 2 giờ 15 - 30 phút 15 giây - 5 phút

4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

* Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

- Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt (NOVA-Fe+B12, liều 2ml/con), cho uống amox phòng tiêu chảy. Tuy nhiên trong thực tế, để hạn chế việc bắt lợn con nhiều lần gây ảnh hưởng cho lợn con, nên ở trại thường tiến hành thực hiện việc cắt đuôi, mài nanh, bấm số tai, tiêm sắt và uống amox sau khi đẻ 1 ngày cùng 1 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amox (1ml/con) và cho lợn uống cầu trùng .

Lợn con được 14 - 18 ngày tuổi tiêm phòng Mycoplasma,

Circo. Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

* Quy trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 3 - 5 ngày tuổi, sử dụng cám sữa 550 và cám hạt 550 dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít cám để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.

4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

4.3.1. Kết quả theo dõi về tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái Tháng 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tổng

Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 4,86%. Nguyên nhân là do những con đẻ lứa đầu, số lợn con ít nên thai to. Hỗ trợ nái đẻ khó bằng cách tiêm oxytoxin, nếu sau khi tiêm oxytoxin sau 30 phút không có biểu hiện thì sẽ can thiệp bằng tay.

4..3.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu sinh sản về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng 12/2020 1/2021 2/2021 2/2021 3/2021 4/2021 Tổng

Qua bảng 4.6 cho thấy:

Trong quá trình thực tập em theo dõi 247 lợn mẹ, số lợn con sơ sinh là 3.197 con, số lợn con sống đến cai sữa là 3.034 con và đạt tỷ lệ cai sữa là 94,90%. Do khâu thủ thuật đỡ đẻ, ngoại khoa thực hiện tốt, chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo quy trình.

Số lượng lợn con bị chết chiếm tỷ lệ thấp 5,09%. Nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cần để ý để giảm tỷ lệ chết do bị đè.

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh

đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại Công việc

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng

Quét và rắc vôi

Nhìn vào bảng 4.7 ta có thể thấy trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 100% so với số công việc được giao. Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/lần.

4.4.2. Biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chữa. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua các bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Ngày tuổi

2 - 3 ngày tuổi 3 - 5 ngày tuổi

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy được việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm NOVA Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Từ 3 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng. Lợn con từ 14 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng

bệnh suyễn lợn và tiêm vắc xin Circo. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%. Do trong quá trình tiêm phòng có người khác hỗ trợ nên đây là kết quả số lượng lợn con em tiêm phòng đạt được.

4.5. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.5.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn sinh sản STT Tên bệnh 1 Hội chứng đẻ khó 2 Viêm tử cung 3 Viêm vú Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy:

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất chiếm 5,26%. Do lợn đã đẻ nhiều lứa, lợn đẻ lứa đầu hay thai to sau khi tiêm oxytoxin kích đẻ nhưng thai không ra được. Do vậy phải can thiệp bằng tay gây tổn thương niêm mạc tử cung lợn cũng như một phần nhau thai chưa ra hết.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú tương đối thấp với tỷ lệ mắc là 2,43%, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú.

Số nái đẻ khó chiếm 4,86% chủ yếu là nái hậu bị, nái già và lười vận động trước ngày đẻ.

4.5.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Bảng 4.10. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

STT Tên bệnh

1 Tiêu chảy

2 Viêm khớp

3 Viêm phổi

Qua bảng 4.10 ta thấy:

Lợn con ở trại mắc là bệnh tiêu chảy cao nhất chiếm tỷ lệ 26,3%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của lợn con còn yếu.

Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 0,25%. Nguyên nhân là do lợn mẹ dẫm vào, do chân bị kẹt ở tấm đan, thành ô chuồng, lồng úm từ đó gây tổn thương vùng da ở chân, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm.

Tỷ lệ mắc viêm phổi là 0,16%. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm… sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.6.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Qua bảng 4.11 cho thấy: đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: hiện tượng khó đẻ, bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú và bệnh viêm khớp. Trong đó, lợn nái có hiện tượng khó đẻ là 6,6 %, mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 7,39%, tiếp đến bệnh viêm khớp là 4,22% và thấp nhất là bệnh viêm vú 1,3%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại thì có tỷ lệ mắc các bệnh này là 19,53%.

Bảng 4.11. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 39)