- Phí BH: là khoản tiền mà người tham gia BH phải nộp cho người BH (doanh nghiệp BH) để bảo hiểm cho số hàng hóa XNK của mình.
BÀI TẬP PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG
Bài 1: Một tàu trị giá $100,000 chở hàng trị giá $100,000, cước phí vận chuyển trị giá $5,500 chủ tàu đã thu. Trong hành trình vận chuyển tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5,000, hàng bị hỏng trị giá $6,500. Để thoát cạn tàu phải ném hàng xuống biển trị giá $15,000, tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500. Về đến cảng tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy tính phân bổ tổn thất chung?
Giải
Phân loại tổn thất chung, tổn thất riêng.
- tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500 (TTC) - ném hàng xuống biển trị giá $15,000 (TTC)
- tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5,000 (TTR) - hàng bị hỏng trị giá $6,500 (TTR)
Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung Gt
Giá trị TTC Gt = tổng hy sinh TTC + tổng chi phí TTC = 15,000 + 4,500 = 19,500 USD Bước 2: Xác định giá trị đóng góp tổn thất chung (giá trị chịu phân bổ tổn thất chung) Gb
Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb) = Giá trị của tàu, hàng khi chưa có tổn thất - Giá trị tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung
Tàu: 100,000 - 5,000 = 95,000 Hàng: 100,000 - 6,500 = 93,500
Giá trị chịu phân bổ TTC Gt = 95,000 + 93,500 = 188,500 Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp (tỷ lệ phân bổ tổn thất chung (t))
Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung t = (Giá trị tổn thất chung Gt)/(Giá trị chịu phân bố tổn thất chung Gb) Tỷ lệ phân bổ TTC t% = 19,500/188,500 x 100% = 10.34%
Bước 4: Xác định số tiền đóng góp tổn thất chung của mỗi bên (chủ tàu, chủ hàng...)
Số tiền đóng góp tổn thất chung của mỗi bên = Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của mỗi bên x Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung
Số tiền đóng góp TTC của mỗi bên mà BH phải chi trả: Chủ tàu: 95,000 x 10,34% = 9,827.59
Chủ hàng: 93,500 x 10,34% = 9,672.41
(Tổng số tiền đóng góp TTC = 9,823 + 9,668 = 19,500 bằng giá trị TTC. Nếu nhiều hơn 2 chủ thể và kết quả chỉ lấy 1-2 số sau dấu thập phân thì sẽ không bằng nhau do sai số.)
Bước 5: Xác định kết quả tài chính Chủ tàu: 9,823 – 4,500 = 5,327.59
Chủ hàng: 9,672.41 – 15,000 = -5,327.59
Như vậy, sau khi trừ các TTC, chủ tàu phải đóng góp thực tế 5,327.59 USD, trong khi chủ hàng thực tế không phải đóng góp mà được nhận 5,327.59 USD
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - Insurance
2
Bài 2: Một lô hàng kính xuất khẩu được bảo hiểm ngang giá trị với tổng số tiền bảo hiểm (giá CIF) là 1.000.000 USD được chở trên một con tàu (đã được bảo hiểm ngang giá trị với số tiền bảo hiểm là 1.100.000 USD). Trong chuyến hành trình, tàu gặp bão và bị mắc cạn, thân tàu hỏng phải sửa chữa tại cảng hết 50.000 USD, một số kính bị vỡ, thiệt hại 63.000 USD. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh ném một số hàng hóa của chủ hàng xuống biển trị giá 150.000 USD, chi phí có liên quan là 3.700 USD. Đồng thời cho tàu hoạt động với công suất tối đa, làm nổ nồi hơi, phải sửa hết 45.000 USD. Đến cảng đích, thuyển trưởng tuyên bố đóng góp TTC.
Yêu cầu: - Phân bổ tổn thất chung
Biết rằng: - Các chủ tàu và chủ hàng đều mua bảo hiểm theo điều kiện mọi rủi ro
Giải
Phân loại tổn thất chung, tổn thất riêng.
- tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị nổ phải sửa chữa mất 45.000 USD (TTC) - ném hàng xuống biển trị giá 150.000 USD (TTC)
- chi phí có liên quan đến việc ném hàng xuống biển cứu tàu là 3.700 USD (TTC) - tàu bị mắc cạn , thân tàu hỏng phải sửa chữa tại cảng hết 50.000 USD (TTR) - một số kính bị vỡ, thiệt hại 63.000 USD (TTR)
Bước 1: Xác định giá trị TTC (Gt)
Gt = 45.000 + 150.000 + 3.700 = 198.700 (USD) Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ TTC (Gb)
Gb = (1.100.000 – 50.000) + (1.000.000 – 63.000) = 1.987.000 (USD) Bước 3: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC (t%)
t% = 198.700/1.987.000 x 100 = 10 (%) Bước 4: Xác định số tiền đóng góp TTC của mỗi bên:
Chủ tàu = (1.100.000 – 50.000) x 10% = 105.000 (USD) Chủ hàng = (1.000.000 – 63.000) x 10% = 93.700 (USD)
Bước 5: Xác định kết quả tài chính (số tiền bỏ ra (hay thu về) của mỗi bên) Chủ tàu = 105.000 - (45.000 + 3.700) = 56.300 (USD) đóng thêm Chủ hàng = 150.000 – 93.700 = -56.300 (USD) thu về
(Số tiền chủ hàng được thu về đúng bằng số tiền chủ tàu phải đóng thêm).
Nếu trên tàu có nhiều loại hàng thì cách tính toán được tiến hành tương tự cho mỗi chủ hàng.
Bài 3: Trong một hành trình đi biển, tàu gặp bão. Để thoát bão, thuyền trưởng tự ý cho tàu mắc cạn và ném một phần hàng hóa trên tàu xuống biển. Sau đó, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Tình hình tổn thất như sau: - Hàng A bị ném xuống biển: 200.000 USD
- Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD - Hàng C bị ném xuống biển: 50.000 USD
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - Insurance
3 - Chi phí cho thủy thủ: 50.000 USD
- Máy tàu làm việc quá sức để thoát cạn, bị hỏng phải sửa chữa mất: 100.000 USD
Hãy phân tích và phân bổ TTC nói trên, biết:
- Giá trị hàng A: 300.000 USD - Giá trị hàng B: 600.000 USD - Giá trị hàng C: 50.000 USD
- Giá trị cước phí chưa thu: 50.000 USD - Giá trị tàu biển: 1.200.000 USD
Giải
Xác định TTC, TTR
- Hàng A bị ném xuống biển: 200.000 USD (TTC) - Vỏ Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD (TTR) - Hàng C bị ném xuống biển: 50.000 USD (TTC) - Chi phí cho thủy thủ: 50.000 USD (TTC) - Máy tàu làm việc quá sức 100.000 USD (TTC)
Bước 1: Xác định giá trị TTC = tổng hy sinh TTC + tổng chi phí TTC = (200.000 + 50.000) + (50.000 + 100.000) = 400.000 USD
Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ TTC:
1.200.000 + 300.000 + (600.000 – 400.000) + 50.000 + 50.000 = 1.800.000 USD Bước 3: Tỷ lệ phân bổ: t% = 400.000/1.800.000 = 22.2% Bước 3: Tỷ lệ phân bổ: t% = 400.000/1.800.000 = 22.2%
Bước 4: Số tiền đóng góp TTC của mỗi bên mà BH phải chi trả: Bên chủ hàng A: 22.2% x 300.000 = 66.600 USD
Bên chủ hàng B: 22.2% x (600.000-400.000) = 44.400 USD Bên chủ hàng C: 22.2% x 50.000 = 11.100 USD
Bên chủ cước trả sau: 22.2% x 50.000 = 11.100 USD Bên chủ tàu: 22.2% x 1.200.000 = 266.400 USD
(Kết quả chỉ lấy 1-2 số sau dấu thập phân cho t% và/hoặc số tiền đóng góp thì tổng số tiền đóng góp sẽ không bằng giá trị TTC do sai số.)
Bước 5: Kết quả cuối cùng: Số tiền đóng góp thực tế của từng bên quyền lợi:
Bên chủ hàng A: 66.600 – 200.000 = -133.400 (Bên chủ hàng A nhận về 133.400 USD) Bên chủ hàng B: 44.400 – 0 = 44.400 USD (Bên chủ hàng B phải đóng: 44.400 USD) Bên chủ hàng C: 11.100 – 50.000 = -38.900 USD (Bên chủ hàng C nhận về 38.900 USD) Bên chủ cước trả sau: 11.100 – 0 = 11.100 USD (Bên chủ cước trả sau phải đóng 11.100 USD) Bên chủ tàu: 266.400 - 150.000 = 116.400 USD (Bên chủ tàu phải đóng 116.400 USD)
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - Insurance
1
Các bước phân bổ tổn thất chung:
Vì lợi ích chung, nên giá trị tổn thất chung cần phải được phân bổ cho các bên liên quan trên cơ sở giá trị tài sản được cứu của mỗi bên. Tổn thất chung được phân bổ theo các bước sau:
Bước 1:Xác định Tổn thất riêng, Tổn thất chung → Xác định giá trị tổn thất chung TTC (Gt): Giá trị tổn thất chung bao gồm giá trị tài sản hy sinh và các chi phí liên quan đến hành động tổn thất chung được xác định theo các đặc trưng trên. Lưu ý: Tổn thất riêng (TTR) xảy ra cùng lúc đồng thời TTC thì ko được tính vào giá trị chịu phân bổ
Bước 2: Xác định Giá trị đóng góp tổn thất chung→ Xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb). Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb) là giá trị của tất cả các quyền lợi có mặt trên tàu ngay trước khi xảy ra hành động tổn thất chung. Như vậy, nếu tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung thì giá trị tổn thất riêng vẫn phải tham gia phân bổ tổn thất chung; nếu xảy ra trước thì không tham gia phân bổ.
Hàng hóa khai man hay không khai thì không được tính vào tổn thất chung nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm đóng góp. Hàng hóa xếp lên tàu có giá trị khai báo thấp hơn giá trị thực thì giá trị tổn thất chung được xác định theo giá trị khai báo nhưng số hàng ấy sẽ đóng góp tổn thất chung theo giá trị thực của nó.
Công thức xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung như sau:
Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb) = Giá trị của tàu, hàng khi chưa có tổn thất - Giá trị tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung
Hoặc
Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb) = Giá trị của tàu, hàng khi về đến bến + Giá trị tài sản đã hi sinh + Giá trị tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung
Bước 3:Tính tỷ lệ đóng góp → Xác định tỷ lệ phân bổ tổn thất chung (t): Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị tổn thất chung với giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb).
Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung t = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎấ𝑡 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝐺𝑡 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ℎị𝑢 𝑝ℎâ𝑛 𝑏ố 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎấ𝑡 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 (𝐺𝑏)
Bước 4: Xác định số tiền đóng góp tổn thất chung của mỗi bên
Số tiền đóng góp tổn thất chung của mỗi bên = Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của mỗi bên x Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - Insurance
2
Trong đó, giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của mỗi bên được xác định tương tự như công thức ở bước 2, nhưng chỉ xác định các giá trị riêng biệt này cho từng quyền lợi của chủ tàu hoặc chủ hàng.
Vì giá trị tổn thất chung được phân bổ cho các bên như trên, nên sau khi phân bổ tổn thất chung, tổng số tiền đóng góp tổn thất chung của các bên chủ hàng và chủ tàu đúng bằng giá trị tổn thất chung.
Bước 5: Tính toán kết quả tài chính
Số tiền thực sự thu về hoặc bỏ thêm ra của từng chủ hàng hay chủ tàu sau khi trừ đi phần giá trị tài sản hoặc chi phí họ đã tự bỏ ra trong hành động tổn thất chung (= số tiền đóng góp tổn thất chung – giá trị tài sản hoặc chi phí tự bỏ ra trong tổn thất chung).
BÀI TẬP PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG
Bài 1: Một tàu trị giá $100,000 chở hàng trị giá $100,000, cước phí vận chuyển trị giá $5,500 chủ tàu đã thu. Trong hành trình vận chuyển tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5,000, hàng bị hỏng trị giá $6,500. Để thoát cạn tàu phải ném hàng xuống biển trị giá $15,000, tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500. Về đến cảng tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy tính phân bổ tổn thất chung?
Bài 2: Một lô hàng kính xuất khẩu được bảo hiểm ngang giá trị với tổng số tiền bảo hiểm (giá CIF) là 1.000.000 USD được chở trên một con tàu (đã được bảo hiểm ngang giá trị với số tiền bảo hiểm là 1.100.000 USD). Trong chuyến hành trình, tàu gặp bão và bị mắc cạn, thân tàu hỏng phải sửa chữa tại cảng hết 50.000 USD, một số kính bị vỡ, thiệt hại 63.000 USD. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh ném một số hàng hóa của chủ hàng xuống biển trị giá 150.000 USD, chi phí có liên quan là 3.700 USD. Đồng thời cho tàu hoạt động với công suất tối đa, làm nổ nồi hơi, phải sửa hết 45.000 USD. Đến cảng đích, thuyển trưởng tuyên bố đóng góp TTC.
Yêu cầu: - Phân bổ tổn thất chung
Ha Pham - DUE Banking BAN 3015 - Insurance
3
Bài 3: Trong một hành trình đi biển, tàu gặp bão. Để thoát bão, thuyền trưởng tự ý cho tàu mắc cạn và ném một phần hàng hóa trên tàu xuống biển. Sau đó, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Tình hình tổn thất như sau:
- Hàng A bị ném xuống biển: 200.000 USD
- Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD
- Hàng C bị ném xuống biển: 50.000 USD
- Chi phí cho thủy thủ: 50.000 USD
- Máy tàu làm việc quá sức để thoát cạn, bị hỏng phải sửa chữa mất: 100.000 USD
Hãy phân tích và phân bổ TTC nói trên, biết:
- Giá trị hàng A: 300.000 USD - Giá trị hàng B: 600.000 USD - Giá trị hàng C: 50.000 USD
- Giá trị cước phí chưa thu: 50.000 USD - Giá trị tàu biển: 1.200.000 USD