Cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh ĐắkNông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 62 - 98)

THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, tác giảđã điều tra khảo sát 60 cán bộ, giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS

huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

TT Nội dung Mức đánh giá ĐTB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên 41 68,33 17 28,33 2 3,33 0 0 3,65 2 Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội 43 71,67 17 28,33 0 0 0 0 3,72 3 Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 36 60,00 18 30,00 6 10,00 0 0 3,50 4 Tác động của xã hội đối với GDGTS 28 46,67 22 36,67 10 16,67 0 0 3,30 5 Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội 38 63,33 21 35,00 1 1,67 0 0 3,62 Nguồn: Kết quả phiếu điều tra khảo khát

Kết quả khảo sát về các yếu tốảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho thấy cả 5 yếu tốđề xuất đều ảnh hưởng

hoặc rất ảnh hưởng đến công tác này tại các nhà trường.

Yếu tố “Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội” là yếu tố có sự ảnh

hưởng nhiều nhất đến quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh

Đắk Nông với điểm trung bình đánh giá là 3,72/4 điểm. Tiếp đến là yếu tố“Năng lực

điểm và tiêu chí “Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội” với 3,62/4 điểm. Hai yếu tố còn lại là “Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội”“Tác động

của xã hội đối với GDGTS” được đánh giá ở mức 3,50 và 3,30/4 điểm. Có thể nói,

thời gian qua, do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông triển

khai nghiêm túc và sát sao đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp và

hình thức dạy học tại các trường THPT đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo

viên và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của giá trị sống, GDGTS cho học

sinh. Đặc biệt đối với các em học sinh nữ và học sinh dân tộc thiểu số thì sự quan tâm, GDGTS càng cấp thiết hơn. Chính vì thế, yếu tố nhận thức được đánh giá là ảnh

hưởng nhất đến hoạt động này. Hoạt động quản lý GDGTS muốn triển khai hiệu quả

thì năng lực đội ngũ quản lý, chủ thể chỉ đạo và giáo viên, chủ thể thực hiện có ảnh

hưởng rất lớn đến công tác này. Tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong,

tỉnh Đắk Nông việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹnăng nghề nghiệp của đội ngũ

cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm triển khai.

2.5. Đánh giá chung về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Kết quđạt được

Trong những năm qua, việc quản lý hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có được sự quan tâm và thực hiện tương đối đồng

bộ. Các biện pháp quản lý hoạtđộng GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong,

tỉnh Đắk Nông được áp dụng về cơ bản là phù hợp lí luận về quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường trong huyện và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò của hoạt động GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng đã được nâng lên tạo nên sự chủ động trong hoạt động GDGTS cho học sinh của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Đó là những mặt tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDGTS cho học

sinh các Trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh những mặt tích cực đó, qua việc khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy còn hạn chế cơ bản. Đó là đa phần học sinh nhận thức được về giá trị sống và ý nghĩa của giá trị sống trong cuộc

sống nhưng còn hời hợt, chưa sâu sắc vì thế chưa thể tạo nên nền tảng để hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Nguy hiểm hơn, một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ sự cần thiết của giá trị sống đối với bản thân và có những biểu hiện hành vi lệch chuẩn.

Công tác xây dựng kế hoạch GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong,

tỉnh Đắk Nôngđã được chú trọng quan tâm khá cơ bản trong từng năm, từng tháng và

trong từng bộ phận, từng thành viên có trách nhiệm.

Công tác tổ chức thực hiện chương trình GDGTS cho học sinh THCS huyện

Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất theo kế hoạch và

nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên nhân viên có trách nhiệm trong công việc có tinh thần

đoàn kết xây dựng tập thể văn hoá nhà trường có thái độ ứng xử phù hợp với đối

tượng, là tấm gương cho học sinh noi theo. Trong công tác tổ chức GDGTS cho học

sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã có những biện pháp, hình thức tổ chức thu hút được sự tham gia của học sinh, cơ bản qua đó đã khích lệ, phát huy và

xây dựng được những giá trị nền tảng cho học sinh như: yêu thương; khoan dung,

hợp tác, chia sẻ....

Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng các Nhà trường đã được triển khai phù hợp với thực tiễn của Nhà trường, sát sao theo kế hoạch đạt ra, bảo đảm việc tổ chức thực hiện thường xuyên trong giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS trong Nhà trường.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để triển khai các nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bước đầu đã thu

được kết quả. Bên cạnh đó, mặc dù còn có nhiều hạn chế, song trường đã có sự quan

tâm thu hút các nguồn lực bên ngoài từ các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham

gia vào hoạt động GDGTS cho học sinh.Hội cha mẹ học sinh bước đầu đã có nhận

thức về hoạt động GDGTS cho học sinh trong nhà trường, bước đầu đã quan tâm tham gia, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các hoạt động giáo dục.

2.5.2. Hn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đánh giá cũng chưa được thường

xuyên, các hình thức GDGTS chưa sinh động, phong phú, chưa thu hút được học sinh

tích cực tham gia ở các nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

kế hoạch GDGTS chưa đồng bộ. Nội dung kế hoạch mang tính chung chung, hình

thức, xa rời thực tế của cơ sở giáo dục và của địa phương; một số nội dung kế hoạch được đề ra bị bỏ qua không thực hiện.

Giáo viên đã thực hiện giáo dục lồng ghép giá trị sốngcho học sinh thông qua

hoạt động dạy học nhưng cũng chưa thường xuyên. Chưa có sự gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội chưa nhiều.

Nội dung GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nônghiện

nay đơn thuần chỉ là những tiểu nội dung được tích hợp hữu hạn thông qua các môn học chính khóa hoặc lồng ghép qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp,

tính mục tiêu và hướng đích về giá trị sốngbị lấn át thậm chí bị đồng nhất thiếu cơ sở với

mục tiêu của các hoạt động trên. Bên cạnh đó thiếu những hoạt động giáo dục mang tính

định hướng, tư vấn cho học sinh lựa chọn cho mình giá trị sốngcòn thiếu. Việc tìm hiểu,

lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh bị coi nhẹ.

Môi trường giáo dục bó hẹp trong không gian là lớp học, khuôn viên trường, xa rời thực tiễn và trải nghiệm; hình thức giáo dục chưa chú trọng tác động, định hướng để người học bộc lộ năng lực, thể nghiệm và hình thành kỹ năng.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong,

tỉnh Đắk Nông còn thiếu thốn, nhà trường chưa đủ tiềm lực tài chính để tài trợ cho

những hoạt động mang tính thực tế, trải nhiệm nhằm tăng cường giá trị sốngcho học

sinh. Việc huy động sự giúp đỡ từ các lực lượng giáo dục bên ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

2.5.2.2. Nguyên nhân

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới, với những đặc trưng tiến bộ của của cách mạng khoa học công nghệ, của nền văn minh hậu công nghiệp với nền kinh

tế tri thức, đang đặt ra những cho giáo dục những thời cơ mới và thách thức mới,

trong đó phải đào tạo ra được một đội ngũ những người lao động có tay nghề cao, có

kiến thức, kỹnăng và thái độhành vi tương xứng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của xã hội và vì một thế giới phát triển bền vững.

GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, quản lý GDGTS cho học sinh THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con

người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của

chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình

đểhướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục

THCS trong giai đoạn hiện nay.

Người lớn chưa gương mẫu trong hành vi và lối sống, ảnh hưởng đến nhận

thức của học sinh về những giá trị sống cơ bản. Đây là nguyên nhân có sự kết hợp giữa hai yếu tố xã hội và gia đình. Phương pháp giáo dục nêu gương có ảnh hưởng rất

lớn đến người học. Trong thực tế cuộc sống, cha mẹ chưa chuẩn mực trong các mối

quan hệ, trong nhận thức, hành vi và lối sống có tác động rất mạnh mẽđối với con cái

bởi gia đình chính là các nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách trẻthơ. Bên

cạnh đó, khi tham gia các mối quan hệ xã hội, các em học sinh cũng chịu sựtác động

lớn từ môi trường sống xung quanh mình. Những quan điểm, hành vi lối sống của

mọi người đặc biệt là của những người lớn tuổi đã tác động đến nhận thức của các

em. Chính vì vậy, đây được coi là nguyên nhân lớn thứ 2 trong việc kết quả hoạt

động GDGTS chưa đạt hiệu quả cao.

Do những biến đổi tâm sinh lý phức tạp của học sinh cấp THCS. Ở lứa tuổi này, các em học sinh có sự phát dục, cơ thể phát triển nhanh chóng làm thay đổi nhận

thức, thái độ của các em về bản thân. Giai đoạn này, tình cảm của các em chưa bền

vững, không ổn định, khảnăng làm chủ bản thân và sức đề kháng kém, bản lĩnh còn

yếu trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc

cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong

Phụhuynh chưa quan tâm và chưa phối hợp hiệu quả với nhà trường trong công tác GDGTS. Những người được khảo sát đều cho rằng phần lớn phụ huynh học sinh mới chỉ

quan tâm nhắc nhở và giáo dục con em mình học tập, lĩnh hội những kiến thức khoa học

đặc biệt là các môn học liên quan đến việc thi vào cấp 3 chứ họchưa thực sự quan tâm và

chưa phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc GDGTS cho con em mình.

Ban Giám hiệu các nhà trường chưa thực sựquan tâm đúng mức đến công tác quản lý hoạt động GDGTS; chưa xây dựng chuyên đề cụ thểđối với từng bộ môn học và từng tháng, từng tuần; những nội dung GDGTS chưa được khai thác triệt để, còn mang tính bề

nổi, thiếu chiều sâu; hình thức GDGTS chưa phong phú nên thiếu sức hấp dẫn.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS của các tổ chức, cá nhân trong nhà

trường chưa thường xuyên, chưa gắn chặt hoạt động này với công tác khen thưởng,

kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Tất cả mới chỉ dừng lại ở hình thức lồng ghép

trong các môn văn hóa và một vài hoạt động ngoại khóa.

Tiểu kết chương 2

Quá trình khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động GDGTS và quản lí hoạt

động GDGTS ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã cho thấy thấy: công tác quản lí hoạt động GDGTS đã được các cấp, các ban ngành, các nhà

trường quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tính hiệu quả của

hoạt động này chưa thực sựđáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa tương ứng với ý

nghĩa, giá trị của nó trong công tác giáo dục. Trên thực tế điều tra, còn nhiều học sinh, phụ huynh học sinh chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò của GDGTS; nhiều

học sinh chưa có kỹ năng sống cần thiết do chưa có gốc nền tảng giá trị sống. Bên

cạnh đó, một bộ phận học sinh có biểu hiện về hành vi, lối sống lệch chuẩn. Có rất

nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng này

trong đó chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân từ góc độ quản lý. Để khắc

phục tình trạng này, CBQL phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDGTS cho học sinh. Đó cũng là nội dung tác giả của luận văn

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng b

Giáo dục nói chung, GDGTS tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, GDGTS cho học sinh THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp GDGTS cho học sinh THCS đòi hỏi: Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và các yếu tố cấu trúc của GDGTS cho học sinh THCS. Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của GDGTS cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bo tính kh thi

Biện pháp được xác định là biện pháp có tính khả thi khi nó thỏa mãn được

các yếu tố ràng buộc nó. Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi

một biện pháp như: pháp luật, quyền hạn, đạo đức, văn hóa, thời gian, con người, tài

chính, ... Dễ dàng nhận thấy, nếu một biện pháp nào đó được đề xuất vượt quá quyền

hạn của người thực thi biện pháp đó hoặc không phù hợp với các quy định của pháp

luật sẽ là những biện pháp không khảthi. Trường hợp còn lại, mức độ khả thi của các biện pháp cao hay thấp phụ thuộc vào mức độthương thuyết của chủ thểđối với các yếu tố còn lại như thế nào trong quá trình thực thi biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bo tính thc tin

Các chủ thể tham gia công tác GDGTS cho học sinh là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, phụ

huynh học sinh và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải

phát huy được tính tích cực, chủđộng, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

GDGTS cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 62 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)