Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cấp Ủy Đảng, chính quyền, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2020 – 2025 (Trang 26 - 30)

cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Nâng cao vai trò trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch.

chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa cấp và ngành trong phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành. Tiếp tục phát huy hiệu quả của việc thành lập đường dây nóng xử lý các ý kiến phản ánh, thắc mắc của du khách.

Khai thác tốt các sản phẩm du lịch của Bạc Liêu đã được Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long công nhận điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng Sông Cửu Long để đưa vào khai thác kết nối tour với khu vực và cả nước.

Tiếp tục thực hiện tốt liên kết vùng trong phát triển, nhất là Chương trình liên kết du lịch vùng kinh tế trọng điểm đồng băng sông Cửu Long; triển khai chương trình liên kết du lịch với các tỉnh đã ký kết với Bạc Liêu ...

Xây dựng quy chế mẫu quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Thành lập Hiệp hội du lịch Bạc Liêu và đi vào hoạt động để tạo điều kiện gắn kết các thành phần kinh tế trong phát triển du lịch để phát triển du lịch.

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao. Do vậy, phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội, có sự lãnh đạo của các cấp

ủy đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Du lịch nếu biết đầu tư, khơi dậy tiềm năng, khai thác một cách hợp lý sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế cao, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các di sản, di tích văn hóa lịch sử và các giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, gắn với an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Du lịch Bạc Liêu thời gian qua đã đạt được những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực: Nhiều dự án du lịch được triển khai đã cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của ngành, hình thành được một số cơ sở du lịch, địa điểm du lịch; làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch. Du lịch của tỉnh luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao và bền vững, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm trên 20%, doanh thu du lịch tăng bình quân gần 20%/năm. giá trị ngành kinh doanh dịch vụ - du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vị thế của du lịch Bạc Liêu dần được khẳng định ở khu vực và trong nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: Du lịch phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện hữu. Tỷ trọng du lịch dịch vụ trong cơ cấu kinh tế còn nhỏ bé; hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có quy mô lớn, chất lượng cao và hấp dẫn du khách. Khách du lịch đến với tỉnh nhiều nhưng thời gian lưu trú ít do chưa có những sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút, từ đó dẫn tới thu nhập từ du lịch của tỉnh không cao. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng như quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; huy động các nguồn lực để phát triển du lịch chưa hiệu quả… Cho nên các

giải pháp nêu trong khóa luận nếu được áp dụng đồng bộ, tôi tin chắc rằng du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 830/QĐ- BVHTTDL ngày 09/3/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu

Long đến năm 2020;

- Quyết định số 3066/QĐ- BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2011 - 2020;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị “về phát triển

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-

NQ/TU ngày 24/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) Về đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về đẩy mạnh phát triển du lịch;

- Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu Ban hành Chương trình hành động về du lịch của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2015;

- Quyết định số 348/QĐ-SVHTTDL ngày 12/12/2011 của Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu về việc phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển Du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Kế hoạch số 82/KH-SVHTTTTDL ngày 26/9/2019 của Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu về việc thực hiện Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 09/7/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 17/12/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về “tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2020 – 2025 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w